Đoàn chuyên gia y tế Cộng hoà Dân chủ Đức chúng tôi sang tới thủ đô Hà Nội vào ngày 2 tháng 2 năm 1956, sau một thời gian ngót ba tuần đáp tàu liên vận quốc tế từ thành phố Béclin. Chúng tôi cả thảy gồm 35 người, do giáo sư tiến sĩ Kiếcsơ, nhà giải phẫu xuất sắc làm trưởng đoàn. Tất cả chúng tôi sang Việt Nam lần đầu và đã tự hào nhưng cũng đều lo lắng, hồi hộp trước nhiệm vụ mà Hội đồng toàn quốc Mặt trận dân tộc đã giao cho là giúp trang bị nhà thương Phủ Doãn, tức Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cộng hoà Dân chủ Đức sau này, bằng những máy móc và dụng cụ y tế do nhân dân nước chúng tôi gửi tặng nhân dân Việt Nam anh em. Riêng tôi và một vài anh chị em nữa, trong đó có đồng chí Thítxkê, Tôn man, Đvêsơ, Vítxtuba có nhiệm vụ hoàn thành xưởng làm chân tay giả cho các đồng chí thương binh Việt Nam.
Tôi còn nhớ, những ngay đầu tới Việt Nam thời tiết khá lạnh và Tết Nguyên đán cũng sẽ đến Một không khí nô nức chuẩn bị Tết. Chúng tôi đã được sống với các bạn Việt Nam trong không khí ấy và sẽ không bao giờ quên các món ăn dân tộc, các phong tục, các trò vui trong Tết cổ truyền. Riêng đồng chí trưởng đoàn của chúng tôi còn được hưởng một vinh dự đặc biệt cùng một số bạn quốc tế ăn Tết với Bác Hồ. Đi dự về, đồng chí đã kể cho chúng tôi nghe nhiều mẩu chuyện lý thú trong dịp vui hiếm có ấy và chúng tôi đều hy vọng rằng trong thời gian công tác ở Việt Nam sẽ có dịp được trông thấy Người. Và, không ngờ là chúng tôi đã không những được trông thấy vị lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam, mà còn được thưa chuyện với Người, được ở bên Người nhiều lần.
Lần thứ nhất là tối mồng 9 tháng 6, chúng tôi được Bác mời đến dự cuộc vui trong vườn Phủ Chủ tịch do Người tổ chức riêng cho các chuyên gia các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu. Tôi nhớ đêm ấy Bác rất vui, coi chúng tôi như người quen thân đã lâu và chính vì vậy, ngay từ giờ phút đầu, chúng tôi hoàn toàn không cảm thấy những ngăn cách giữa vị lãnh đạo tối cao của một nước với những công dân binh thường. Bác đã kể cho chúng tôi nghe về những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp, về những đau thương, mất mát mà nhân dân Việt Nam phải chịu đựng để giành cho được nền độc lập, tự do chân chính của mình. Bác nói: Bác thay mặt Chính phủ và nhân dân Việt Nam chào mừng những người anh em đã hộl chủ nghĩa đề từ những phương trời xa sang đây chung sức, chung lòng giúp đỡ nhân dân Việt Nam trong công cuộc xây dựng lại đất nước. Bác chỉ nói có thế, không đọc diễn văn trang nghiêm gì cả, cũng chính vì vậy mà chúng tôi càng thấm thía những điều Bác mong muốn. Bác đã đi gặp, nói chuyện với từng đoàn chuyên gia. Với đoàn chúng tôi, Bác cũng hỏi rất kỹ về cô việc của từng nhóm, từng người. Biết tôi phụ trách nhóm chỉnh hình, Bác dừng lại hỏi khá kỹ nội dung công việc và dặn nếu có yêu cầu gì thì cứ cho Bác biết. Thấy chúng tôi còn rất trẻ, Bác hỏi thăm tình hình gia đình, vợ con ra sao. Tôi có thưa với Bác là tôi chưa xây dựng gia đình, người yêu của tôi đang công tác ở thủ đô Béclin. Chúng tôi hứa hẹn với nhau là sẽ làm lễ thành hôn sau chuyến đi công tác này. Bác vỗ vai tôi thân mật nói: ”Cho tôi gửi lời thăm người bạn gái thân yêu của đồng chí và mong hai người viết thư đều cho nhau”. Tôi rất sung sướng được chuyển lời thăm của Người tới người yêu của tôi. Trong chín tháng công tác ở Việt Nam, tôi đã viết cho cô ấy những bức thư và điều thú vị là cho đến nay, những bức thư ấy vẫn còn giữ được cả. Bác cũng có hỏi thăm đồng chí Ácnô Brốc, người vừa mới cưới vợ được ba tháng thì nhận được lệnh đi công tác ở Việt Nam. Đồng chí Brốc báo cáo với Bác rằng, lúc đầu người vợ cũng buồn, nhưng khi hiểu rõ ý nghĩa công việc mà chồng sẽ làm thì lại vui vẻ ngay …
Cũng trong cuộc vui ấy, Bác đã đề nghị từng đồng chí chuyên gia hát một bài dân ca của nước mình. Mở đầu là tiếng hát êm dịu của một nữ văn công Việt Nam. Chúng tôi thấy gay quá, bởi vì làm thầy thuốc chúng tôi đâu có tài hát! Mà các chuyên gia nước khác cũng chẳng hơn gì chúng tôi! Nhưng rồi ai cung hát. Đoàn chúng tôi rất ân hận là không thuộc một bài dân ca nào cả cho nên đã xin phép Bác hát bài ”Lữ đoàn Tenlơman”, một bài hát quen thuộc của những người đã từng chiến đấu ở Tây Ban Nha Và Bác cũng gật đầu khen.
Nhờ có lần gặp ấy, được Bác Hồ quan tâm, khuyến khích, tôi càng tự tin trong công việc của mình. Chẳng hạn việc mở rộng xưởng chỉnh hình lúc đầu không phải là đã được nhiều đồng chí Việt Nam tán thành. Tôi đã trình bày ý kiến của tôi với một đồng chí cán bộ cao cấp của Việt Nam và không ngờ Bác cũng biết chuyện này. Cuối cùng ý kiến của tôi đã được Bác, đồng chí Trường Chinh hồi ấy là Tổng Bí thư Đảng và đồng chí Thủ tướng Phạng Văn Đồng ủng hộ.
Ngày 28 tháng 7 năm 1956, nhân dịp khánh thành Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cộng hoà Dân chủ Đức, Bác Hồ đã tới thăm mang đến cho cán bộ, công nhân viên Việt Nam và Cộng hoà Dân chủ Đức niềm phấn khởi đặc biệt. Tiếc rằng, tôi không có mặt hôm đó gì bận đi công tác địa phương. Nhưng ít lâu sau, vào ngày 12 tháng 8, tại cuộc chiêu đãi tiễn Đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc nước Cộng hoà Dân chủ Đức đo đồng chí Smítxlơ dẫn đầu đang ở thăm Việt Nam, tôi sung sướng được gặp lại Bác và có điều kiện báo cáo với Người về công việc của chúng tôi. Tôi cũng không quên bày tỏ niềm xúc động của mình về sự quan tâm của Bác. Bác bảo: ”Chúng tôi cảm ơn các đồng chí mới đúng chứ!”. Bác tỏ ý quan tâm đặc biệt với vấn dề làm chân tay giả và công tác thương binh xã hội nói chung. Qua những điều Người hỏi, tôi nhận thấy rất rõ tình cảm yêu thương của Bác đối với những em thương binh. Thật ra, tôi đã nhận thấy điều đó ngay từ khi một đồng chí bác sĩ Việt Nam cho tôi xem bức thư của Bác Hồ gửi anh em thương binh, bệnh binh năm 1948. Lá thư ngắn, nhưng tràn đầy tình thương yêu của vị cha già đối với những người con ưu tú của Tổ quốc, đồng thời thể hiện nội dung hết sức đúng đắn đối với công tác thương binh. Tôi nhớ mãi một câu trong lá thư đó: ”Tôi cùng đồng bào luôn luôn nhớ đến các đồng chí”. Vừa qua, tôi đã được đi nghiên cứu tình hình công tác thương binh trên toàn miền Bắc, vào đến tận khu giới tuyến ở Vĩnh Linh, cho nên đã có thể báo cáo với Bác Hồ một số suy nghĩ của tôi. Bác từng nói ”Thương binh tàn chứ không phế”, tôi nghĩ đó là một ý kiến hết sức quan trọng, bởi vì nó động viên mạnh mẽ anh em thương binh luôn luôn nhìn thấy triển vọng của đời mình, nghĩa là có thể trở thành người có ích cho xã hội. Bác Hồ rất chú ý nghe những điều tôi thưa với Người.
Sau đó, Bác nhìn tôi với vẻ trầm ngâm:
– Đồng chí Ôđơ, đồng chí có vui lòng viết thành văn bản cho tôi những ý kiến đồng chí vừa nói không?
Tôi sung sướng đáp:
– Dạ, thưa Bác, được ạ!
Bác tỏ ý hài lòng. Một lát sau Người lại nói:
– Hay thế này vậy: tôi sẽ đề nghị một nhà báo của chúng tôi đến ghi lại những ý kiến của đồng chí và cho đăng lên báo.
Tôi không ngờ điều tôi nói lại có thể có ích như vậy. Ít hôm sau, có một đồng chí ở báo Nhân dân đến tìm gặp tôi và chúng tôi đã làm việc với nhau trong hai giờ liền theo chỉ thị của Bác. Dĩ nhiên, tôi có thể nói tỉ mỉ hơn là khi thưa chuyện với Bác, và đã nói thêm về tầm quan trọng của thể dục, thể thao đối với sức khỏe của anh em thương binh – thật tình là nó còn quan trọng hơn cả đối với những người thường – nó giúp anh em vững tin ở sức lực của mình, tự thấy làm chủ được sức khỏe của mình, không bị lệ thuộc vào thương tật hay trở ngại vì thương tật. Tôi cũng trình bày một số kinh nghiệm về việc dạy nghề cho thương binh ở Cộng hòa Dân chủ Đức và báo Nhân dân cũng giới thiệu lại.
Là một thầy thuốc, tôi rất xúc động trước sự quan tâm của Bác đối với thương binh, một mối quan tâm chứa chan tình thương yêu. Chính tình cảm đó của Người đã động viên tôi nhiều trong những ngày công tác ở Việt Nam cũng như trong suốt quá trình công tác sau này của tôi. Có thể nói: Chúng tôi đã làm việc với tất cả trái tim mình.