Cuộc thi sáng tác Ấn phẩm truyền truyền về lịch sử, văn hóa, du lịch Quê hương Khánh Hòa

924
Chú thích ảnh: Ảnh nhận diện Năm Du lịch quốc gia 2019 - Nha Trang, Khánh Hòa (Nguồn: Tỉnh ủy Khánh Hòa)
Chú thích ảnh: Ảnh nhận diện Năm Du lịch quốc gia 2019 - Nha Trang, Khánh Hòa (Nguồn: Tỉnh ủy Khánh Hòa)

Tỉnh đoàn vừa triển khai Kế hoạch tổ chức Cuộc thi sáng tác ấn phầm tuyên truyền về lịch sử, văn hóa, du lịch quê hương Khánh Hòa. Cuộc thi nhằm chào mừng Năm Du lịch quốc gia 2019 – Nha Trang, Khánh Hòa; đồng thời, kỷ niệm 44 năm ngày Ngày giải phóng tỉnh Khánh Hòa (02/4/1975 – 02/4/2019), 74 năm ngày Nha Trang – Khánh Hòa kháng chiến (23/10/1945 – 23/10/2019); góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử, truyền thống cách mạng địa phương và văn hóa quê hương Khánh Hòa, thực hiện hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, bồi đắp lý tưởng cách mạng, tình yêu quê hương đất nước trong đoàn viên, thanh thiếu nhi.

Cuộc thi được tổ chức từ tháng 5 đến tháng 9/2019. Trong đó, hạn nhận bài thi từ ngày 01 đến hết ngày 30/8.

  1. Đối tượng tham gia

– Đoàn viên, thanh thiếu nhi thuộc các đơn vị Đoàn – Hội – Đội tỉnh Khánh Hòa;

– Đoàn viên, thanh niên các trường quân đội trên địa bàn tỉnh;

– Đoàn viên, thanh niên quê Khánh Hòa đang học tập, sinh sống trong và ngoài nước.

  1. Nội dung – Hình thức thi

– Nội dung

+ Tuyên truyền lịch sử hình thành, phát triển của quê hương Khánh Hòa; truyền thống anh dũng của quân và dân Khánh Hòa qua các thời kỳ cách mạng, đặc biệt là trong 2 cuộc đấu tranh chống giặc cứu nước. Các cột mốc lịch sử quan trọng của tỉnh Khánh Hòa như: Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa 24/02/1930, Ngày truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Khánh Hòa 16/7/1930, Ngày Nha Trang – Khánh Hòa kháng chiến 23/10/1945, Ngày giải phóng tỉnh Khánh Hòa 02/4/1975…

+ Tuyên truyền, quảng bá các địa danh lịch sử, văn hóa, du lịch: Các di tích lịch sử văn hóa, di sản văn hóa, làng nghề truyền thống, địa danh du lịch; những nét đặc trưng về xứ sở, con người quê hương Khánh Hòa.

– Hình thức

Cuộc thi được tổ chức dưới hình thức sáng tác ấn phẩm video clip, phim ngắn, motion graphics…

Cuộc thi được đăng tải trên trang website, fanpage Tỉnh đoàn Khánh Hòa: https://www.facebook.com/tinhdoankhanhhoa/

  1. Những quy định cụ thể

– Thí sinh sáng tác video clip, phim ngắn, motion graphics chủ đề về lịch sử, văn hóa, du lịch quê hương Khánh Hòa, không được sao chép, mô phỏng ý tưởng của tác giả khác. Video clip, phim ngắn, motion graphics phải sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, đề nghị định dạng: .avi, .mpeg, .mp4.

– Thời lượng video clip, phim ngắn, motion graphics từ 7 đến 12 phút.

– Các video clip tham gia dự thi phải có tên tiêu đề, chất lượng, hình ảnh và âm thanh rõ ràng; có thể sử dụng các hiệu ứng, kỹ xảo về hình ảnh, âm thanh, tư liệu đã được công bố cho phép sử dụng trong công tác truyền thông nhưng phải trích rõ nguồn tư liệu sử dụng. Các tác phẩm có cùng chủ đề đạt giải trong các cuộc thi khác trong và ngoài nước không được gửi tham gia cuộc thi. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực cũng như bản quyền của thông tin trong tác phẩm dự thi.

– Ban Tổ chức không chịu trách nhiệm về bài thi khi tác giả gửi bài thi trễ hơn so với thời gian quy định. Bài dự thi không tuân thủ đúng thể lệ của cuộc thi sẽ bị loại, Ban Tổ chức không trả lại bài dự thi đã gửi.

– Đối với các bài thi đoạt giải, Ban Tổ chức có toàn quyền trong việc sử dụng tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Bản quyền vẫn thuộc về tác giả.

– Bài thi được chấm điểm dựa trên đánh giá của Hội đồng giám khảo 70% và điểm bình chọn của khán giả 30%.

Lưu ý: Người tham gia bình chọn bằng cách bày tỏ cảm xúc (like, heart) trên fanpage Cuộc thi và chia sẻ (share); mỗi lượt share được tính bằng 2 like/heart. Mỗi tài khoản facebook chỉ được like và share 01 lần duy nhất đối với 01 tác phẩm dự thi.

  1. Thời gian nhận bài, tác phẩm dự thi

– Hạn nhận bài thi: Từ ngày 01 đến hết ngày 30/8/2019.

– Thời gian đăng bài trên fanpage Tỉnh đoàn Khánh Hòa: Từ ngày 3/9 đến 15/9 (Lưu ý: Bài thi đăng theo thứ tự thời gian gửi của thí sinh).

Thí sinh tham gia gửi tác phẩm dự thi về mail Ban Tuyên giáo Tỉnh đoàn, địa chỉ: bantuyengiao@tinhdoankhanhhoa.org.vn. Nội dung ghi rõ “Bài dự thi Cuộc thi sáng tác ấn phầm tuyên truyền về lịch sử, văn hóa, du lịch quê hương Khánh Hòa”, bảng dự thi.

  1. Tài liệu tham khảo

* Các tài liệu tham khảo

– Sách “Khánh Hòa 350 năm – Những điều cần biết” (Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Khánh Hòa).

– Sách “Khánh Hòa – Những mốc son lịch sử” (Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Khánh Hòa).

– Đề tài khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu các địa danh lịch sử, văn hóa tiêu biểu của tỉnh phục vụ giáo dục truyền thống và quảng bá phát triển du lịch” của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Khánh Hòa (đăng tải tại: http://tuyengiaokhanhhoa.vn/).

Ấn phẩm lịch sử của các địa phương.

* Các địa danh lịch sử, văn hóa, du lịch, làng nghề Khánh Hòa

– Địa danh lịch sử

+ Các địa danh gắn với các di chỉ khảo cổ học như: Xóm Cồn (phường Cam Linh, thành phố Cam Ranh), Hòn Tre (phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang), Hòa Diêm (xã Cam Thịnh Đông, thành phố Cam Ranh), Vĩnh Yên (xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh), Dốc Gạo (thôn Dốc Gạo, thị trấn Tô Hạp, huyện Khánh Sơn)…

+ Các địa danh gắn với các di tích lịch sử:

Di tích liên quan đến phong trào Tây Sơn trên đất Khánh Hòa từ năm 1773 đến 1795 như: đèo Cổ Mã, Dốc Thị (Vạn Ninh), Hòn Khói (Ninh Hòa), Cù Huân, Trại Thủy (Nha Trang); Thành Diên Khánh (Diên Khánh)…

Di tích liên quan đến phong trào yêu nước ở Khánh Hòa những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1885 – 1886): Đền thờ Trịnh Phong (Diên Khánh), Mộ Trần Đường (Vạn Ninh), Đền thờ Trần Quý Cáp (Diên Khánh)…

Các địa danh gắn với phong trào cách mạng của quân dân Khánh Hòa trong 2 cuộc đấu tranh chống Pháp, Mỹ xâm lược như: Đồng Trăng – Đất Sét, Đại Điền, Cây Sung, Láng Nhớt (Diên Khánh), Hòn Dữ, Bến Khế, Hòn Dù (Khánh Vĩnh), Hòn Hèo, Đá Bàn, Tượng đài 16/7 , Di tích “Tàu không số” – Ninh Vân (Ninh Hòa), Hòn Tre, Khu căn cứ cách mạng Đồng Bò, Tượng đài Võ Văn Ký, Công viên 23/10 (Nha Trang), Hóc Chim (Vạn Ninh), Tô Hạp, Ba Cụm, Xóm Cỏ (huyện Khánh Sơn), Di tích quốc gia Bia chủ quyền quần đảo Trường Sa (Trường Sa)…

– Địa danh, di tích, di sản văn hóa

Các di tích, di sản cấp quốc gia:

Tham khảo website Sở Văn hóa và Du lịch Khánh Hòa (địa chỉ: http://svhtt.khanhhoa.gov.vn/Default.aspx?TopicId=3d16bc38-0870-46ef-b162-8eab327fdfdc).

Các di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh:

Tham khảo website Sở Văn hóa và Du lịch Khánh Hòa (địa chỉ: http://svhtt.khanhhoa.gov.vn/Default.aspx?TopicId=1512e8fe-cc78-4898-a707-c99ec1876be4).

– Địa danh du lịch:

Tham khảo website Sở Du lịch Khánh Hòa (địa chỉ: http://sdl.khanhhoa.gov.vn/Default.aspx?TopicId=7c666ac5-c128-464a-b35d-f0519966c0b7).

– Nghề, làng nghề truyền thống

Danh sách 11 nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống được UBND tỉnh công nhận tại Quyết định số 2661 ngày 7/9/2016.

6 nghề truyền thống gồm: gốm Trung Dõng (xã Vạn Bình, huyện Vạn Ninh); dệt chiếu cói Mỹ Trạch (phường Ninh Hà, thị xã Ninh Hòa); chế tác đá mỹ nghệ Phong Phú 1 (phường Ninh Giang, Ninh Hòa); dệt chiếu cói Vĩnh Thái (TP. Nha Trang); gốm Lư Cấm (phường Ngọc Hiệp, Nha Trang) và đúc đồng Phú Lộc (thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh).

4 làng nghề là: soi trầm hương thôn Phú Hội 1 (xã Vạn Thắng, Vạn Ninh); chế tác đá mỹ nghệ tổ dân phố Phong Phú 1 và trồng hoa cúc tổ dân phố Phong Phú 2 (Ninh Giang, Ninh Hòa); đan giỏ cần xé thôn Suối Cát (xã Cam Hiệp Nam, huyện Cam Lâm).

1 làng nghề truyền thống là làng nghề chế tác đá mỹ nghệ tổ dân phố Phong Phú 1 (Ninh Giang, Ninh Hòa).

  1. Cơ cấu giải thưởng

Cơ cấu giải thưởng chia làm 2 bảng. Trong đó:

– Bảng A: Dành cho các thí sinh dự thi là đoàn viên, thanh niên.

+ 01 giải nhất: Bao gồm tiền thưởng 2.000.000 đồng và giấy chứng nhận của Ban Tổ chức cuộc thi.

+ 02 giải nhì: Mỗi giải gồm tiền thưởng 1.000.000 đồng và giấy chứng nhận của Ban Tổ chức cuộc thi.

+ 05 giải ba: Mỗi giải gồm tiền thưởng 700.000 đồng và giấy chứng nhận của Ban Tổ chức cuộc thi.

+ 07 giải khuyến khích: Mỗi giải gồm tiền thưởng 500.000 đồng và giấy chứng nhận của Ban Tổ chức cuộc thi.

– Bảng B: Dành cho thí sinh dự thi là đội viên, thiếu niên

+ 01 giải nhất: Bao gồm tiền thưởng 2.000.000 đồng và giấy chứng nhận của Ban Tổ chức cuộc thi.

+ 02 giải nhì: Mỗi giải gồm tiền thưởng 1.000.000 đồng và giấy chứng nhận của Ban Tổ chức cuộc thi.

+ 05 giải ba: Mỗi giải gồm tiền thưởng 700.000 đồng và giấy chứng nhận của Ban Tổ chức cuộc thi.

+ 07 giải khuyến khích: Mỗi giải gồm tiền thưởng 500.000 đồng và giấy chứng nhận của Ban Tổ chức cuộc thi.