Giống ốc nhảy từ nguồn sản xuất nhân tạo: Sinh trưởng, phát triển tốt

762

Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh vừa nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo ốc nhảy Strombus canarium (Linnaeus, 1758) tại Khánh Hòa”. Đề tài góp phần chủ động cung cấp con giống cho người nuôi và phát triển nuôi thương phẩm ốc nhảy tại địa phương.

Hoàn thiện quy trình

Theo Thạc sĩ Vũ Trọng Đại – Trường Đại học Nha Trang, chủ nhiệm đề tài, hiện nay, ốc nhảy thương phẩm đang được thị trường ưa chuộng nên ngư dân khai thác quá nhiều dẫn đến loài ốc này có nguy cơ cạn kiệt. Nhằm hình thành và phát triển nghề nuôi ốc nhảy ở nước ta phát triển bền vững, đã có nhiều công trình nghiên cứu về đặc điểm sinh học và kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo ốc nhảy. Tuy nhiên, các quy trình vẫn còn tồn tại những hạn chế, các chỉ tiêu kỹ thuật chưa ổn định, kết quả sản xuất mang nặng tính thời vụ… nên vẫn chưa được áp dụng và nhân rộng vào thực tiễn sản xuất. Do đó, nguồn giống ốc nhảy vẫn phụ thuộc vào đánh bắt tự nhiên của ngư dân, ngày càng khan hiếm, không đủ cung cấp cho người nuôi thương phẩm.

Phân loại ốc nhảy bố mẹ.

Từ quy trình trên, sau 3 đợt thực nghiệm sản xuất, đề tài đã thu được 640.000 con giống ốc cấp 1 với kích cỡ 2 – 3mm và 63.203 con giống ốc cấp 2 cỡ 8 – 12mm với tỷ lệ sống ổn định. Hiện nay, ốc nhảy giống đã được đề tài bàn giao cho Trạm Khuyến công – nông – lâm – ngư của huyện Cam Lâm chuyển giao cho người dân thử nghiệm ương và nuôi thương phẩm trong ao đất và nuôi lồng ngoài biển. Theo đó, đối với hình thức nuôi trong ao đất, ốc nhảy được người dân thả nuôi ghép với ao nuôi tôm thẻ chân trắng và nuôi ốc hương thương phẩm, diện tích ao khoảng 3.000m2.Từ năm 2017, kế thừa những kết quả tối ưu của các công trình nghiên cứu, nhóm tác giả đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo ốc nhảy Strombus canarium (Linnaeus, 1758) tại Khánh Hòa”. Sau 2 năm nghiên cứu, đề tài đã xây dựng thành công quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo ốc nhảy phù hợp với điều kiện tự nhiên của Khánh Hòa, với các chỉ tiêu như: Tỷ lệ thành thục sinh dục của ốc nhảy bố mẹ khoảng 85%; tỷ lệ thụ tinh 97%; tỷ lệ nở trên 93%; tỷ lệ sống tới giai đoạn ấu trùng veliger khoảng 70%; tỷ lệ sống tới giai đoạn ốc giống cấp 1 (cỡ 2 – 3mm) trên 11%; tỷ lệ sống tới giai đoạn ốc giống cấp 2 (cỡ 8 – 12mm) từ 6 đến 7%…

Đối với nuôi thương phẩm ngoài biển, ốc được nuôi trong các lồng khung sắt, đáy lồng có bỏ lớp cát mịn cho ốc bò và vùi mình; lồng nuôi được treo trên các bè nuôi cá, cách mặt nước 1,2m. Sau 3 đợt ương nuôi thương phẩm, tỷ lệ sống của ốc đạt từ 45,6 đến 61,5%.

Chuyển giao công nghệ

Sau khi hoàn thiện quy trình, đề tài đã chuyển giao công nghệ sản xuất giống nhân tạo ốc nhảy cho 3 trang trại sản xuất giống động vật thân mềm tại xã Vĩnh Lương, TP. Nha Trang. Hiện nay, các hộ đã tự sản xuất được giống cấp 2 với tổng số ốc giống thu được là 22.000 con, kích cỡ từ 8 đến 13mm. Ông Lê Quang Tú – thôn Cát Lợi, xã Vĩnh Lương, một trong những hộ nhận chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống ốc nhảy từ đề tài cho biết: “Tôi đã nắm vững quy trình kỹ thuật sản xuất giống ốc nhảy. Vừa qua, trại giống của tôi đã tự sản xuất được 8.000 con ốc giống với kích cỡ từ 8 đến 12mm, ốc phát triển rất tốt. Việc chủ động sản xuất được con giống là một bước tiến mới, tôi rất mừng. Tuy nhiên, các thông tin về kỹ thuật nuôi thương phẩm ốc nhảy còn ít, chưa được nghiên cứu tập huấn cho người dân, do đó tôi đang e ngại về đầu ra của ốc giống khi áp dụng quy trình để mở rộng sản xuất”.

Ngoài ra, từ kết quả của đề tài, nhóm nghiên cứu đã tiến hành xây dựng sổ tay hướng dẫn kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo ốc nhảy và đã tập huấn quy trình kỹ thuật cho 40 người dân làm việc trong lĩnh vực sản xuất giống hải sản tại địa phương theo phương pháp hội thảo đầu bờ, mô hình trình diễn. “Thành công nhất của đề tài là chủ động tạo được đàn ốc bố mẹ có tỷ lệ thành thục cao, quanh năm sau thời gian nuôi vỗ. Đó chính là yếu tố quyết định đến việc nâng cao tỷ lệ sống của ốc giống và ổn định quanh năm”, ông Đại nói.

Ông Huỳnh Kỳ Hạnh – Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Hội đồng cho biết: “Qua kiểm tra mô hình thử nghiệm ương và nuôi thương phẩm ốc nhảy, kết quả bước đầu cho thấy, con giống ốc nhảy từ nguồn sản xuất nhân tạo sinh trưởng và phát triển tốt khi nuôi thương phẩm trong ao đất và lồng trên biển, hoàn toàn phù hợp với điều kiện môi trường tự nhiên của Khánh Hòa. Đề tài bổ sung thêm những tư liệu, hiểu biết về một đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế, góp phần chủ động cung cấp con giống cho người nuôi, tiến tới hình thành và phát triển nghề nuôi thương phẩm ốc nhảy tại địa phương”.