Từ khi ra đời đến nay, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặc biệt quan tâm lãnh đạo công tác tổ chức đoàn kết tập hợp các tầng lớp thanh niên không phân biệt dân tộc tín ngưỡng thành lực lượng chính trị hùng hậu dưới ngọn cờ của Đảng, tiến hành cuộc đấu tranh đầy gian khổ, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội.
Sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, theo chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh các tổ chức đoàn kết, tập hợp thanh niên được xây dựng rộng khắp do Đoàn thanh niên cứu quốc làm nòng cốt hoạt động liên tục và phát triển mạnh mẽ từ đó đến nay.
I. QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP, HOẠT ĐỘNG VÀ CỐNG HIẾN CỦA LIÊN ĐOÀN THANH NIÊN VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1946 – 1954)
Ngày 27/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 38 về việc thành lập Nha Thanh niên và thể thao (trước đó có bộ Thanh niên và thể thao). Người chỉ thị cho Nha Thanh niên và thể thao xúc tiến chuẩn bị thành lập tổng đoàn Thanh niên Việt Nam phục vụ sự nghiệp “kháng chiến và kiến quốc”. Tháng 6/1946 Tổng Đoàn Thanh niên Việt Nam ra đời sau đổi thành liên đoàn Thanh niên Việt Nam là một tổ chức rộng rãi của mọi Thanh niên yêu nước tự nguyện đứng vào hàng ngũ liên đoàn do Đoàn thanh niên cứu quốc làm nòng cốt. Ngay sau khi ra đời, liên đoàn Thanh niên Việt Nam tuyên bố ủng hộ và gia nhập mặt trận Việt Minh.
Trong dịp sang Pháp với tư cách là thượng khách của chính phủ Pháp, chủ tịch Hồ Chí Minh đã giới thiệu sự ra đời của Liên đoàn Thanh niên Việt Nam và những cống hiến của Liên đoàn Thanh niên Việt Nam với Liên đoàn Thanh niên dân chủ thế giới (FMJD) sau đó Liên đoàn Thanh niên Việt Nam được gia nhập vào Liên đoàn Thanh niên dân chủ thế giới từ năm 1946 với tư cách là thành viên chính thức.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp Liên đoàn Thanh niên được thành lập ở trên khắp các địa phương trên cả nước.
Ngày 7/7/1947 xứ ủy Nam Bộ đã lãnh đạo Hội nghị thành lập Liên đoàn Thanh niên Nam Bộ. Mùa hè 1949, tại Hội nghị thanh vận toàn quốc đồng chí Hoàng Quốc Việt đã truyền đạt chỉ thị của Bác Hồ và tổng Bí thư Trường Chinh về việc củng cố và mở rộng tổ chức Liên đoàn Thanh niên Việt Nam.
Tháng 2/1950 Đại hội đại biểu toàn quốc Liên đoàn Thanh niên Việt Nam lần thứ nhất được triệu tập tại căn cứ địa Việt Bắc với hơn 500 đại biểu từ mọi miền đất nước về dự.
Đại hội Liên đoàn Thanh niên Việt Nam lần thứ nhất đánh dấu bước phát triển quan trọng trong sự nghiệp tập hợp, đoàn kết Thanh niên do anh Nguyễn Chí Thanh người thủ lĩnh đầy uy tín làm Chủ tịch.
Từ năm 1950 đến 5/1954 Liên đoàn Thanh niên Việt Nam cứu quốc phát động các phong trào rộng lớn trong cả nước như: Tòng quân, giết giặc lập công, đánh du kích, đấu tranh chống khủng bố, áp bức bóc lột trong vùng tạm chiếm, đấu tranh chống địch bắt Thanh niên đi lính, chống văn hóa nô dịch. Đặc biệt là Liên đoàn đã cử hàng vạn cán bộ- Hội viên tham gia các đơn vị TNXP đóng góp phần đắc lực làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
II/ HOẠT ĐỘNG VÀ CỐNG HIẾN CỦA HỘI LIÊN HIỆP THANH NIÊN VIỆT NAM VÀ HỘI LIÊN HIỆP THANH NIÊN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ XÂY DỰNG CNXH Ở MIỀN BẮC VÀ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (1955- 1975)
Về mặt tổ chức, các thành viên tập thể của Liên đoàn như: Hội Học sinh, Hội Sinh viên Việt Nam được củng cố và phát triển. Tháng 2/1955 đại biểu Hội Sinh viên đại học Hà Nội và đại biểu Đoàn Sinh viên Việt Nam (tổ chức của sinh viên vùng giải phóng trước đây) đã họp Hội nghị thống nhất lực lượng và hoạt động của Sinh viên.
Ngày 31/7/1955 Hội Liên hiệp Sinh viên Việt Nam được thành lập là thành viên tập thể của Liên đoàn TNVN.
Ngày 23/3/1953 Trung ương Liên đoàn đã triệu tập Hội nghị trù bị của Việt Nam tham gia FESTIVAL lần thứ nhất (1947 tổ chức tại PRAHA) đến FESTIVAL lần thứ 15 (2001 tổ chức tại ANGIÊRI). Trung ương Liên đoàn và Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam ngày nay đều có cử các đoàn đại biểu Thanh niên và Sinh viên Việt Nam tham gia và đã có nhiều đóng góp quan trọng, tích cực trong phong trào của Liên đoàn Thanh niên dân chủ thế giới vì hòa bình, dân chủ, tiến bộ và chống đế quốc.
Để tổng kết công tác liên đoàn trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và hai năm thực hiện công cuộc hàn gắn vết thương, khôi phục kinh tế, đồng thời mở rộng khối đại đoàn kết Thanh niên trong thời kỳ mới theo chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ ngày 08/10/1956 đến ngày 15/10/1956 Đại Hội đại biểu toàn quốc Liên đoàn Thanh niên Việt Nam lần thứ 2 đã được triệu tập tại thủ đô Hà Nội. Với ý nghĩa mở rộng khối đại đoàn kết, tập hợp thanh niên, tăng thêm các thành viên tập thể của mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên (ở vùng tự do vùng mới giải phóng). Đại hội lần thứ 2 của Liên đoàn Thanh niên Việt Nam quyết định thành lập Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam coi Đại hội này là Đại hội thứ nhất thành lập Hội. Đại hội vô cùng vinh dự và vui mừng đón Bác Hồ và các đồng chí Trường Chinh , Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Quốc Việt đến dự. Huấn thị tại Đại hội, Bác Hồ dạy : “Ngày nay Thanh niên là công dân của nước Việt Nam độc lập. Chính vì là người chủ của tương lai cho nên Thanh niên ta phải đoàn kết chặt chẽ, phấn đấu anh dũng vượt mọi khó khăn, thi đua giúp sức vào sự nghiệp xây dựng một nước Việt Nam hòa bình thống nhất độc lập dân chủ giàu mạnh..”
Đại hội đã bầu ra ban chấp hành Trung ương Hội gồm 52 ủy viên do bác sĩ Phạm Ngọc Thạch làm Chủ tịch.
Từ sau Đại hội thành lập Hội LHTN VN 1956 cho đến năm 1960 Hội LHTN VN có nhiều cống hiến xuất sắc trên mặt trận lao động sản xuất, tham gia xây dựng quân đội cũng như các hoạt động văn hóa xã hội khác:
Tháng 12/1961 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 Hội LHTN VN được triệu tập tại thủ đô Hà Nội. Mục tiêu mà Đại hội đề ra là đoàn kết chặt chẽ mọi tầng lớp Thanh niên, động viên và tổ chức thanh niên học tập, phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch 5 năm lần thứ I” Đại hội vinh dự và vui mừng đón Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo Đảng, nhà nước ta đến thăm. Huấn thị tại Đại hội Bác Hồ dạy: “Bác rất yêu quý Thanh niên ……… vì Thanh niên là người xung phong trong các công cuộc phát triển kinh tế và văn hóa trong sự nghiệp xây dựng CNXH”
Đại hội đã bầu ra BCH Trung ương mới, giáo sư Phạm Huy Thông được bầu làm Chủ tịch Hội.
Tháng 3/1962 Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Sinh viên lần thứ 3 đã khai mạc tại thủ đô Hà Nội. Đại hội khẳng định mục tiêu phấn đấu của 3 sinh viên là: “vì chủ nghĩa xã hội, vì thống nhất Tổ quốc, hăng hái tiến quân vào KHKT”.
Trong những năm tháng chống Mỹ cứu nước vĩ đại và vô cùng quyết liệt, tổ chức Hội LHTN đã đóng góp công sức to lớn cổ vũ, giáo dục, tổ chức hàng triệu Hội viên, Thanh niên tham gia phong trào ba sẵn sàng gia nhập quân đội, TNXP, dân quân tự vệ. Chiến đấu và phục vụ chiến đấu với tinh thần anh dũng vô song vì độc lập, tự do, thống nhất đất nước và CNXH.
Hội LHTN VN còn phát huy truyền thống đoàn kết Thanh nên các vùng bà con có đạo, Thanh niên các tôn giáo, các Thanh niên Việt Kiều và tích cực hoạt động hiệu quả trên mặt trận đối ngoại.
Ngày 24/4/1962 tại căn cứ địa cách mạng Đại Hội thành lập Hội LHTN giải phóng miền Nam do Đoàn Thanh niên nhân dân cách mạng làm nòng cốt đã chính thức khai mạc. Anh Trần Bạch Đằng được bầu làm Chủ tịch Hội.
Từ đó hệ thống tổ chức cơ sở của Hội được phát triển mạnh mẽ, nhất là trong các đô thị, Hội Liên hiệp Sinh viên giải phóng, Hội học sinh giải phóng, Hội LHTN giải phóng khu Sài Gòn- Gia Định lần lượt ra đời, các tổ chức Thanh niên như Đoàn Sinh viên phật tử, tổng đoàn Sinh viên, tổng đoàn Học sinh, đoàn học Sinh công tác xã hội … Được Hội LHTN giải phóng cử cán bộ làm nòng cốt trong tổ chức và hoạt động.
Năm 1965 Đoàn Thanh niên nhân dân cách mạng và Hội LHTN giải phóng Miền Nam Việt Nam phát động trên toàn miền Nam phong trào “năm xung phong”.
Trong 10 năm từ 1965 có trên 02 triệu lượt Thanh niên Miền Nam đăng ký tham gia phong trào này trong đó có hàng chục vạn Đoàn viên, Hội viên gia nhập quân gải phóng và các đơn vị TNXP.
Từ năm 1972 đến 30/4/1975, phong trào Thanh niên, HSSV các đô thị Miền Nam theo tiếng gọi của Hội LHTN giải phóng Miền Nam liên tục phát triển dưới nhiều hình thức đấu tranh chống địch, vừa quyết liệt vừa phong phú. Đặc biệt trong các đô thị lớn như Sài Gòn Gia Định, Huế, Đà Nẵng… Hội LHTN giải phóng đã tập hợp được hàng chục vạn TN, HS, SV tham gia các phong trào chống địch khủng bố, cứu trợ đồng bào bảo vệ quyền lợi Thanh niên.. Nhất là tuyên truyền giác ngộ anh chị em Thanh niên hướng về cách mạng đấu tranh chính trị và một bộ phận không nhỏ đã tự nguyện ra vùng giải phóng tham gia quân đội giải phóng, tham gia lực lượng TNXP, Hội đã có công động viên, tổ chức hàng triệu Thanh niên, HSSV tham gia cuộc nổi dậy trong cuộc tổng tiến công mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà.
III/ HOẠT ĐỘNG VÀ CỐNG HIẾN CỦA HỘI LHTN VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC KHÔI PHỤC KINH TẾ, BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC, PHẤN ĐẤU VÌ MỤC TIÊU DÂN GIÀU, NƯỚC MẠNH, XÃ HỘI CÔNG BẰNG, VĂN MINH (1975- 2001).
Sau thắng lợi hoàn toàn của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, Tổ quốc thống nhất.
Trong 02 ngày 20 và 21/9/1976, tại Thành phố Hồ Chí Minh hai đoàn đại biểu Hội LHTN Việt Nam và Hội LHTN giải phóng Miền Nam Việt Nam quyết định thống nhất mặt trận đoàn kết, tập hợp Thanh niên lấy tên chung là Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam. Hội nghị thông qua điều lệ mới của Hội và cử Ủy ban TW Hội do giáo sư Lê Quang Vịnh làm chủ tịch Hội.
Sau quyết định thống nhất tổ chức, Hội LHTN Việt Nam đã triệu tập hội nghị toàn quốc vào ngày 25/9/1976 để biểu dương những chiến công to lớn của tuổi trẻ cả nước trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước và đề ra nhiệm vụ công tác Hội trong thời kỳ mới. Hội nghị vinh dự nhận được thư chúc mừng và thăm hỏi của Bác Tôn Đức Thắng – Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Tháng 9/1978, phong trào “Ba xung kích” được dấy lên trong cả nước với 3 nội dung: Xây dựng nền văn hóa mới, con người mới XHCN, xung kích trên mặt trận lao động sản xuất và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc, bảo vệ biên giới Tây Nam và phía Bắc Tổ Quốc, chống âm mưu phá hoại của kẻ thù.
Trên mặt trận lao động sản xuất, nét nổi bật của Hội và phong trào Thanh niên trong 10 năm từ năm 1976 đến 1986 là:
Phong trào “Lao động tình nguyện” và “Lao động sáng tạo”… khắc phục hậu quả chiến tranh khôi phục kinh tế
– Hội đã tổ chức và động viên tuổi trẻ hăng hái tham gia lực lượng TNXP xây dựng kinh tế:
Trên mặt trận văn hoá xã hội, nét nổi bật của phong trào Thanh niên và hoạt động của Hội LHTN từ 1976 đến 1986 là:
– Phong trào “Ánh sáng văn hoá” tình nguyện đi xoá nạn mù chữ cho thanh niên và đồng bào các vùng sâu vùng xa, nhất là các vùng mới giải phóng.
– Hội đã tổ chức, hướng dẫn Hội viên, Thanh niên tham gia các hoạt động xã hội như: Giúp dân chống bão, lũ, giúp gia đình thương binh liệt sỹ…
Qua nhiều hoạt động thực tiễn phong phú nêu trên, tổ chức Hội được xây dựng từ TW đến cơ sở.
Ngày 29/3/1984, Hội nghị đại biểu toàn quốc lần thứ 3 của Hội LHTN Việt Nam đã được triệu tập tại Hà Nội để đánh giá 8 năm hoạt động Hội (1976- 1984). Nhiều bài học kinh nghiệm về tổ chức và công tác Hội được đúc kết để tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo. Đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đoàn kết, tập hợp Thanh niên, tờ tuần tin Thanh niên được chuyển thành tuần báo Thanh niên và nay là Báo Thanh niên diễn đàn của Hội LHTN Việt Nam.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6 đề ra đường lối đổi mới đúng đắn, sáng tạo đã đưa đất nước đạt những thành tựu trong kinh tế- xã hội. Thực hiện chỉ thị số 11 của Ban Bí thư TW Đoàn khoá 4, tổ chức Hội các cấp đã được củng cố. Tiếp đó ngày 28/9/1988 Hội nghị Ủy ban trung ương Hội LHTN Việt Nam họp tại Hà Nội đã tiến hành kiện toàn Ủy Ban trung ương Hội, Anh Hà Quan Dư Bí thư thứ nhất ban chấp hành trung ương Đoàn (khóa V) được hiệp thương chọn cử làm chủ tịch Ủy ban Trung ương Hội thay Giáo sư Lê Quang Vịnh nhận nhiệm vụ mới.
Ban Thường vụ TW Đoàn khoá 5 ra Nghị quyết chuyên đề 04/NQ- TWĐ về công tác đoàn kết tập hợp Thanh niên và Hội LHTN Việt Nam trong tình hình mới.
Ngày 30/12/1990, tại thành phố Hồ Chí Minh Hội nghị toàn quốc cán bộ Hội viên Hội LHTN Việt Nam đã triệu tập. Với khẩu hiệu hành động: ” Vì sự giàu mạnh của đất nước, vì hạnh phúc của tuổi trẻ “Hội nghị uỷ ban Trung ương Hội đề ra 4 chương trình hành động là:
– Tham gia phát triển kinh tế thông qua nghiên cứu ứng dụng tiến bộ sinh học, KHKT và tin học.
– Đẩy mạnh hoạt động xã hội và bảo trợ tài năng trẻ.
– Bảo vệ và phát triển văn hoá dân tộc
– Xây dựng Hội theo hướng hiệu quả, thiết thực, đáp ứng yêu cầu chính đáng của Thanh niên.
Đến giữa năm 1993 số Hội viên trong cả nước lên đến trên 1.5 triệu người cùng với gần 02 triệu Thanh niên khác tham gia các hoạt động do Hội tổ chức, hướng dẫn.
Ngày 9/12/1994, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 Hội LHTN Việt Nam đã triệu tập tại Hà Nội. Đó là sự kiện có ý nghĩa đánh dấu sự lớn mạnh trong quá trình xây dựng và phát triển của Hội. Tổng Bí thư Đỗ Mười đã huấn thị tại Đại hội. Tổng Bí thư nêu rõ: “Thanh niên có phát triển thì dân tộc mới trường tồn”.
Đại hội nhất trí thông qua Điều lệ mới và bầu Ủy Ban Trung Ương Hội do anh Hồ Đức Việt, Uỷ viên BCH TW Đảng, Bí thư thứ nhất TW Đoàn làm chủ tịch. Đại hội quyết định lấy ngày 15/10 hàng năm là ngày truyền thống của Hội LHTN Việt Nam
Đại hội đề ra 05 chương trình hành động. Từ sau Đại hội đến nay (1996) các chương trình nêu trên cùng với 03 cuộc vận động: Tiết kiệm, Hiến máu nhân đạo, chống mù chữ- chống thất học đã được triển khai rộng khắp tạo được những kết quả thiết thực cho Thanh niên và đồng bào nghèo với các chương trình:
1/ Chương trình lập thân, lập nghiệp xây dựng đất nước phồn vinh
2/ Chương trình nâng cao dân trí, bồi dưỡng tài năng trẻ, phát triển văn hoá thể thao.
3/ Chương trình bảo vệ Tổ quốc giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội.
4/ Chương trình công tác xã hội và bảo vệ môi trường:
5/ Chương trình hợp tác hữu nghị với tuổi trẻ trong khu vực và trên thế giới:
Tại Đại hội toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IV từ ngày 13 đến 15/01/2000 đánh dấu bước phát triển toàn diện của Hội LHTN Việt Nam trên phạm vi cả nước: 61/61 Tỉnh, Thành đã thành lập Uỷ ban Hội, mô hình tổ chức Hội phát triển đa dạng dưới các hình thức chi Hội, đội, nhóm, câu lạc bộ cho đối tượng, nghề nghiệp, sở thích, địa bàn dân cư, có 2.5 triệu Hội viên sinh hoạt 47.325 chi hội và gần 4 triệu Thanh niên tham gia các hoạt động do Hội tổ chức.
– Tổ chức Hội đã bước đầu thành lập đến Thanh niên học sinh khối lớp 9, Tổ chức Hội trong Doanh nghiệp tư nhân, Doanh nghiệp có vốn nước ngoài; Hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam trực thuộc TW Hội LHTN Việt Nam đã phát triển đến 18 tỉnh, thành, Hội sinh viên đã thành lập tại 80 trường Đại học, Cao đẳng và 02 Hội sinh viên cấp thành phố và các nhà xây dựng trẻ, Hội Thanh niên khuyết tật. Công tác đoàn kết tập hợp Thanh niên ở nước ngoài bước đầu có những phát triển mới. Thanh niên Việt Nam học tập làm việc ở Liên Bang Nga, Cộng hoà Séc, Ba Lan, Hungary, CHLB Đức, Pháp, Cu Ba, Mỹ, Ấn Độ, Úc Đại Lợi… đã có những hình thức tập hợp như Hội Sinh viên, Hội Thanh niên- Học sinh, Hội Doanh nghiệp, Hội người Việt… để đoàn kết giúp đỡ nhau và tổ chức các hoạt động có ý nghĩa tốt đẹp hướng về quê hương Tổ quốc Việt Nam. Tại Đại hội IV đã đề ra mục tiêu tổng quát và 5 chương trình hành động:
– Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước phát huy tinh thần tình nguyện, sáng tạo xây dựng nếp sống đẹp trong Thanh niên, chăm lo lợi ích chính đáng của Thanh niên, mở rộng mặt trận đoàn kết Thanh niên, cổ vũ Thanh niên hoạt động lao động sáng tạo vì sự nghiệp CHN- HĐH vì dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh. Với 05 cuộc vận động lớn của Hội:
1/ Học tập, sáng tạo vì sự nghiệp CNH- HĐH đất nước.
2/ Giúp nhau lập nghiệp vì dân giàu nước mạnh.
3/ Thanh niên tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng
4/ Vì chủ quyền Tổ quốc, vì cuộc sống bình yên
5/ Xây dựng nếp sống văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc.
Đại hội toàn quốc lần thứ IV đã bầu chị Trương Thị Mai Bí thư Trung ương Đoàn, đại biểu quốc hội, làm chủ tịch Hội LHTN Việt Nam.
Tại kỳ họp ủy ban trung ương Hội LHTNVN lần thứ 5 (khóa IV) ngày 15/02/2003 đã hiệp thương kiện toàn Ủy ban trung ương Hội, Đoàn chủ tịch và thường trực Đoàn chủ tịch Ủy ban trung ương Hội, anh Hoàng Bình Quân, ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, bí thư thứ nhất ban chấp hành trung ương Đoàn được hiệp thương chọn cử giữ chức chủ tịch Hội LHTN Việt nam thay chị Trương Thị Mai nhận nhiệm vụ mới.
Tại Đại Hội toàn quốc Hội LHTNVN lần thứ V từ ngày 25 đến 27/02/2005 đại hội đã bầu anh Nông Quốc Tuấn bí thư trung ương Đoàn được hiệp thương chọn cử giữ chức chủ tịch Hội. Tham dự đại hội có 798 đại biểu, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc Hội, Chính phủ, Mặt trận tổ quốc, các cán bộ chủ chốt của trung ương Đoàn, trung ương Hội qua các thời kỳ, ngoại giao đoàn và gần 40 đoàn đại biểu quốc tế đã đến dự
Đại Hội đã đề ra 5 cuộc vận động lớn :
– Thanh niên đi đầu trong xã hội học tập
– Thanh niên làm kinh tế giỏi, tích cực tham gia xóa đói giảm nghèo
– Thanh niên tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng.
– Thanh niên vì cuộc sống bình yên, vì chủ quyền tổ quốc.
– Thanh niên sống đẹp.
Để khẳnh định những kết quả thành tích và sự đóng góp của các thế hệ cán bộ, hội viên, thanh niên đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; nhân kỷ niệm ngày tryền thống của Hội, ngày 09/5/2005, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký Quyết định số 433-QĐ/CTN tặng thưởng huân chương Hồ Chí Minh cho Hội LHTN Việt Nam vì “Đã có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác tổ chức, vận động thanh niên tham gia các phong trào phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội, giữ gìn an ninh quốc phòng…, góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc”.
Dưới ngọn cờ của Đảng và Bác Hồ vĩ đại, suốt hơn nửa thế kỷ hoạt động, cống hiến từ Tổng Đoàn Thanh niên Việt Nam đến Hội LHTN Việt Nam, tổ chức Hội đã trưởng thành với đội ngũ 02 triệu 500 nghìn Hội viên ngày nay với những đóng góp to lớn trong hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc và đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc vì dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh… xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng và nhân dân Việt Nam.