TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN THÁNG 11/2021

322

KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC ĐẠI HỘI ĐOÀN CÁC CẤP, TIẾN TỚI ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TỈNH KHÁNH HÒA LẦN THỨ XII,
NHIỆM KỲ 2022 – 2027

Căn cứ Điều lệ Đoàn và Chương trình làm việc toàn khóa của Ban Chấp hành Tỉnh đoàn Khánh Hòa khóa XI, nhiệm kỳ 2017 – 2022; căn cứ Thông tri số 02-TT/TU ngày 26/10/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa về việc lãnh đạo Đại hội đoàn các cấp và Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2022 – 2027; Kế hoạch số 411-KH/TWĐTN – BTC ngày 25/8/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn về việc tổ chức Đại hội Đoàn các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; Kế hoạch số 437-KH/TWĐTN – BTC ngày 27/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn về Đại hội điểm Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; Ban Chấp hành Tỉnh đoàn Khánh Hòa ban hành Kế hoạch tổ chức Đại hội Đoàn các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Khánh Hòa lần thứ XII, nhiệm kỳ 2022 – 2027, cụ thể như sau:

  1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
  2. Mục đích

– Tạo sự thống nhất và đồng bộ trong quá trình tổ chức Đại hội, Hội nghị đại biểu (đối với các đơn vị không tổ chức Đại hội) Đoàn các cấp.

– Tổng kết đánh giá việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn các cấp nhiệm kỳ qua, xây dựng phương hướng hoạt động của nhiệm kỳ mới.

– Kiểm điểm vai trò lãnh đạo của tập thể Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đoàn các cấp; bầu ra Ban Chấp hành nhiệm kỳ mới đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ và đảm bảo thực hiện có hiệu quả nghị quyết do đại hội đề ra.

  1. Yêu cầu

– Quán triệt sâu sắc tư tưởng chỉ đạo của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Chỉ thị số 08-CT/TW ngày 20/8/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thông tri số 02-TT/TU ngày 26/10/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa về việc lãnh đạo Đại hội Đoàn các cấp và Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Khánh Hòa lần thứ XII, nhiệm kỳ 2022 – 2027 và sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của cấp ủy Đảng trong quá trình tổ chức Đại hội Đoàn các cấp.

 – Công tác chuẩn bị và tổ chức Đại hội Đoàn các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Khánh Hòa lần thứ XII, phải thực hiện phương châm kế thừa, đổi mới, sáng tạo, phát huy trí tuệ và trách nhiệm của cán bộ, đoàn viên; phát huy dân chủ đi đôi với giữ vững nguyên tắc; coi trọng chất lượng, hiệu quả, bảo đảm an toàn, thiết thực, hiệu quả.

– Báo cáo chính trị phải đánh giá đúng, thẳng thắn, trung thực, khách quan, toàn diện tình hình và kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các cấp nhiệm kỳ vừa qua; chỉ rõ ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân, rút ra những bài học kinh nghiệm sâu sắc trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Đồng thời, xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhiệm kỳ mới phải sát với tình hình thực tế, có tính đột phá, khả thi trong tổ chức và thực hiện hiệu quả.

– Đảm bảo nguyên tắc cấp ủy đảng lãnh đạo trực tiếp, toàn diện công tác cán bộ đoàn và quản lý cán bộ đoàn theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ; các cấp bộ đoàn tham mưu với cấp ủy phối hợp với Ban Thường vụ đoàn cấp trên trong việc bố trí, sử dụng, điều động cán bộ đoàn cùng cấp. Ban Chấp hành nhiệm kỳ mới phải đặc biệt coi trọng chất lượng, có số lượng và cơ cấu hợp lý; tiêu biểu về trí tuệ, phẩm chất, uy tín, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo trong tình hình mới, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đoàn các cấp và Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII. Quá trình chuẩn bị nhân sự phải gắn với củng cố tổ chức cơ sở, nâng cao chất lượng đoàn viên, cán bộ đoàn, gắn với quy hoạch và đào tạo cán bộ.

 – Đoàn đại biểu dự Đại hội Đoàn cấp trên phải thật sự tiêu biểu về phẩm chất, đạo đức, lối sống, đại diện cho trí tuệ của đoàn viên, thanh niên, có khả năng đóng góp thiết thực, hiệu quả vào sự thành công của đại hội.

– Đại hội Đoàn các cấp là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng của tuổi trẻ, nhằm đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết, chương trình hành động của đại hội đoàn các cấp và Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Khánh Hòa lần thứ XI, nhiệm kỳ 2017 – 2022; xây dựng phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ mới; đồng thời tạo phong trào thi đua sôi nổi, không khí vui tươi, phấn khởi trong đoàn viên, thanh thiếu nhi; đảm bảo đại hội ở mỗi cấp được tổ chức thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm.

– Việc tổ chức Đại hội Đoàn các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Khánh Hòa lần thứ XII phải thực hiện đảm bảo các quy định về công tác phòng, chống dịch Covid-19.

  1. CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN
  2. Các cấp bộ Đoàn tổ chức các hoạt động thi đua rộng khắp trong các cơ sở Đoàn trước, trong và sau đại hội, thể hiện vai trò xung kích, sáng tạo của thanh niên; thực hiện các công trình, hoạt động phong trào thiết thực chào mừng Đại hội đoàn các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Khánh Hòa lần thứ XII, nhiệm kỳ 2022 – 2027.
  3. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục về lịch sử hào hùng của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Khánh Hòa; những thành tựu, đóng góp của Đoàn trong tiến trình cách mạng Việt Nam và quá trình phát triển tỉnh Khánh Hòa; kết hợp giáo dục truyền thống lịch sử của dân tộc, truyền thống cách mạng của địa phương, đơn vị. Tuyên truyền về các tấm gương anh hùng trẻ tuổi, tấm gương đoàn viên thanh niên và tấm gương cán bộ đoàn, hội tiêu biểu các thời kỳ. Thông qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về truyền thống, lịch sử của đất nước, của dân tộc nhằm mục đích bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tổ chức đoàn các cấp.
  4. Hình thức tuyên truyền cần đa dạng, phong phú; kết hợp giữa tuyên truyền trực quan và tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang tin điện tử, mạng xã hội.

(Ban Thường vụ Tỉnh đoàn có hướng dẫn riêng về công tác tuyên truyền Đại hội Đoàn các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Khánh Hòa lần thứ XII)

III. NỘI DUNG ĐẠI HỘI

Đại hội Đoàn các cấp thực hiện 04 nội dung sau:

(1) Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ qua và xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ 2022 – 2027.

(2) Thảo luận, đóng góp ý kiến vào dự thảo các văn kiện Đại hội Đoàn toàn tỉnh và toàn quốc lần thứ XII.

(3) Bầu Ban Chấp hành nhiệm kỳ mới.

(4) Bầu Đoàn đại biểu dự Đại hội Đoàn cấp trên.

Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Khánh Hòa lần thứ XII thực hiện nội dung (1), (2), (3), (4) và nội dung góp ý, bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đoàn (nếu có).

Xây dựng nội dung Hội nghị đại biểu đối với các đơn vị chưa hết nhiệm kỳ thực hiện theo Hướng dẫn tổ chức Đại hội của Ban Bí thư Trung ương Đoàn.

  1. VĂN KIỆN ĐẠI HỘI ĐOÀN CÁC CẤP
  2. Dự thảo văn kiện

Dự thảo văn kiện Đại hội Đoàn các cấp cần bám sát định hướng chung của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn và các yêu cầu cụ thể trong Hướng dẫn tổ chức Đại hội Đoàn các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Khánh Hòa lần thứ XII, nhiệm kỳ 2022 – 2027. Dự thảo văn kiện gồm các văn bản sau đây:

– Báo cáo tổng kết công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ 2017 – 2022; phương hướng công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ 2022 – 2027.

– Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành.

– Nghị quyết Đại hội.

  1. Tổ chức thảo luận, góp ý các văn kiện Đại hội

 – Quá trình xây dựng dự thảo văn kiện đại hội đoàn các cấp cần nghiêm túc tiếp thu các ý kiến chỉ đạo của cấp ủy cùng cấp; nghiêm túc tổ chức lấy ý kiến đóng góp của cấp ủy, tổ chức đoàn cấp dưới, của cán bộ lão thành, các đồng chí nguyên là cán bộ đoàn các thời kỳ, các nhà khoa học, nhân sĩ, trí thức, chuyên gia và cán bộ Đoàn, đoàn viên, thanh niên.

 – Để nâng cao chất lượng thảo luận, đóng góp ý kiến vào văn kiện tại đại hội đoàn các cấp, Ban Chấp hành Đoàn các cấp cần chuẩn bị dự thảo nghị quyết Đại hội (gồm những định hướng lớn, nội dung cơ bản của báo cáo chính trị) để Đại hội thảo luận, quyết định. Đại hội đoàn các cấp phải dành thời gian thỏa đáng, phát huy trách nhiệm, trí tuệ của đại biểu trong thảo luận; bảo đảm dân chủ, kỹ lưỡng, sâu sắc, hiệu quả; các ý kiến khác nhau cần dành thời gian thảo luận, tranh luận, làm rõ, đi đến thống nhất trên tinh thần cầu thị, lắng nghe, đoàn kết, xây dựng.

  1. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ NHÂN SỰ BAN CHẤP HÀNH
  2. Tiêu chuẩn Ủy viên Ban Chấp hành

– Nhân sự tham gia Ban Chấp hành đoàn các cấp đảm bảo tiêu chuẩn chung theo Quy chế Cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ban hành kèm theo quyết định số 289-QĐ/TW ngày 08/02/2010 của Ban Bí thư Trung ương Đảng.

– Đối với nhân sự tham gia Ban Chấp hành Đoàn các cấp là cán bộ, công chức, viên chức ngoài đảm bảo các tiêu chuẩn chung thì phải đảm bảo các quy định hiện hành về công tác cán bộ của Đảng, Nhà nước và các quy định khác về tiêu chuẩn chức danh theo quy định của địa phương, đơn vị.

– Đối với cán bộ đoàn trong Quân đội, Công an, Biên phòng thực hiện theo hướng dẫn về tiêu chuẩn Ủy viên Ban Chấp hành và theo các quy định về tiêu chuẩn công tác cán bộ của ngành.

  1. Độ tuổi bình quân của Ban Chấp hành Đoàn các cấp

– Cấp cơ sở: bình quân không quá 29 tuổi.

– Cấp huyện: bình quân không quá 30 tuổi.

– Cấp tỉnh: bình quân không quá 32 tuổi.

* Đối với Đoàn cơ sở vùng đặc biệt khó khăn, hải đảo đô ̣tuổi bình quân của Ban Chấp hành có thể cao hơn 01 đến 02 tuổi cho phù hợp với tình hình thực tế.

* Đô ̣tuổi bình quân của Ban Chấp hành trong lực lượng vũ trang (Quân đội nhân dân và Công an nhân dân) theo hướng dẫn riêng của Ban Bí thư Trung ương Đoàn.

  1. Số lượng Uỷ viên Ban Chấp hành
  2. Chi đoàn và chi đoàn cơ sở

 – Có dưới 09 đoàn viên: Đại hội bầu Bí thư; nếu cần thiết thì có thể bầu thêm 01 Phó Bí thư.

– Có từ 09 đoàn viên trở lên: Ban Chấp hành có từ 03 đến 05 Ủy viên, trong đó có Bí thư và 01 Phó Bí thư.

  1. Đoàn cơ sở: Ban Chấp hành có từ 05 đến 15 Ủy viên. Nếu Ban Chấp hành có dưới 09 Ủy viên thì có Bí thư và 01 Phó Bí thư; có từ 09 Ủy viên trở lên thì bầu Ban Thường vụ gồm Bí thư, Phó Bí thư và các Ủy viên Thường vụ. Đối với các xã, phường, thị trấn có thể có thêm 01 Phó Bí thư kiêm nhiệm.
  2. Đoàn cấp huyện: Ban Chấp hành Đoàn cấp huyện có từ 15 đến 29 Ủy viên; Ban Thường vụ có từ 05 đến 09 Ủy viên; trường hợp đặc biệt do Ban Thường vụ Trung ương Đoàn hướng dẫn. Trong Ban Thường vụ có Bí thư và các Phó Bí thư. Đối với đoàn tương đương cấp huyện có từ 01 đến 02 Phó Bí thư; đối với đoàn các huyện, thị, thành đoàn có thể có thêm 01 Phó Bí thư kiêm nhiệm (căn cứ theo quy định số 212-QĐ/TW, ngày 30/12/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng)
  3. Đoàn cấp tỉnh: Ban Chấp hành Đoàn cấp tỉnh có từ 21 đến 41 Ủy viên; Ban Thường vụ có từ 07 đến 13 Ủy viên và tối đa 03 Phó Bí thư.

– Số lượng ứng cử viên trong danh sách bầu cử Ban Chấp hành và Ban Thường vụ khóa mới phải nhiều hơn số lượng cần bầu; số dư tối đa do đại hội (hội nghị) quyết định nhưng không quá 30% số lượng cần bầu, trong đó Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội (hội nghị) chuẩn bị số lượng nhân sự Ban Chấp hành và Ban Thường vụ có số dư từ 10% – 15%. Danh sách ứng cử viên do Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội (hội nghị) chuẩn bị là danh sách đề cử chính thức với đại hội (hội nghị). Bầu chức danh Phó Bí thư ở các cấp nên có số dư.

– Ban Chấp hành Đoàn các cấp được xây dựng trên nguyên tắc số lượng hợp lý, đúng quy định; tránh cơ cấu hình thức, nhiều về số lượng nhưng chất lượng không cao, hoạt động không hiệu quả.

  1. Cơ cấu Ban Chấp hành Đoàn các cấp

 Ban Chấp hành Đoàn các cấp phải bảo đảm hợp lý giữa các cơ cấu:

 – Cơ cấu hợp lý giữa các độ tuổi.

 – Ủy viên Ban Chấp hành được tái cử và Ủy viên Ban Chấp hành mới.

 – Ủy viên Ban Chấp hành là cán bộ chủ chốt, chuyên trách và kiêm nhiệm.

 – Ủy viên Ban Chấp hành là cán bộ, đoàn viên thuộc các đối tượng, lĩnh vực (công nhân, nông dân, cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên, công an, quân đội; nhà khoa học trẻ, doanh nhân trẻ, vận động viên trẻ, trí thức trẻ tiêu biểu …).

– Một số tỷ lệ trong Ban Chấp hành cần đảm bảo:

+ Tỷ lệ nữ trong Ban Chấp hành đoàn cấp tỉnh ít nhất 25%, trong Ban Thường vụ ít nhất 15%; Tỷ lệ nữ trong Ban Thường vụ Đoàn từ cấp huyện trở xuống ít nhất 15%; phấn đấu trong Thường trực Đoàn cấp tỉnh, Đoàn cấp huyện và tương đương có cán bộ nữ.

+ Tỷ lệ Ủy viên Ban Chấp hành là người dân tộc thiểu số: bằng và phấn đấu cao hơn nhiệm kỳ cũ (đối với các địa phương có đông thanh niên dân tộc thiểu số). Các huyện, thị, thành đoàn và Đoàn trực thuộc căn cứ tình hình thực tế hướng dẫn cụ thể tỷ lệ nữ, dân tộc… đối với cấp huyện xây dựng hướng dẫn đối với cấp cơ sở theo nguyên tắc bằng và phấn đấu cao hơn nhiệm kỳ cũ.

  1. Bầu trực tiếp Bí thư tại Đại hội

Thực hiện bầu trực tiếp Bí thư tại Đại hội ở một số đơn vị theo tỷ lệ sau:

– Cấp huyện và tương đương: ít nhất 20% tổng số đoàn cấp huyện và tương đương.

– Cấp cơ sở (Đoàn cơ sở và Chi đoàn cơ sở): phấn đấu trên 60% đoàn cấp cơ sở, trong đó: phấn đấu trên 90% đoàn cấp cơ sở thuộc khối trường học; doanh nghiệp; công chức, viên chức; lực lượng vũ trang và ít nhất 05% khối địa bàn dân cư.

Ban Thường vụ Tỉnh đoàn trực tiếp lựa chọn, chỉ đạo các đơn vị bầu trực tiếp Bí thư tại Đại hội sau khi có sự thống nhất của cấp ủy cùng cấp.

  1. Số lượng đại biểu đại hội đoàn các cấp

          Số lượng đại biểu đại hội đoàn các cấp do Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội quyết định, trong giới hạn sau:

  1. Cấp cơ sở:

– Chi Đoàn cơ sở: tổ chức Đại hội đoàn viên.

– Đoàn cơ sở có dưới 120 đoàn viên tổ chức Đại hội đoàn viên (đối với các đơn vị đoàn viên không tập trung, công tác, sinh hoạt ở nhiều địa bàn khác nhau, có thể tổ chức Đại hội đại biểu, do Ban Thường vụ Đoàn cấp trên trực tiếp quyết định).

 – Đoàn cơ sở có từ 120 đoàn viên trở lên tổ chức Đại hội đại biểu, số lượng đại biểu triệu tập ít nhất 60 đại biểu; khuyến khích Đoàn cơ sở tổ chức Đại hội đoàn viên.

  1. Cấp huyện: từ 120 đến 200 đại biểu.

c. Cấp tỉnh: 300 đại biểu.

19 ĐIỀU ĐẢNG VIÊN KHÔNG ĐƯỢC LÀM THEO QUY ĐỊNH 37-QĐ/TW NGÀY 25/10/2021 CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG

 

Mới đây, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Quy định số 37-QĐ/TW năm 2021 quy định về những điều Đảng viên không được làm. Vậy cụ thể những việc Đảng viên tuyệt đối không được làm là gì?

Quy định 37-QĐ/TW đã ghi nhận cụ thể 19 điều Đảng viên không được làm như sau:

Điều 1. Nói, viết, làm trái hoặc không thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định, quy chế, quyết định của Đảng; làm những việc mà pháp luật không cho phép.

Điều 2. Không chấp hành các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng; tự ứng cử, nhận đề cử và đề cử các chức danh của tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội, các tổ chức quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ khi chưa được tổ chức đảng có thẩm quyền cho phép.

Điều 3. Phản bác, phủ nhận, xuyên tạc chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; không thực hiện trách nhiệm nêu gương; chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, vụ lợi; “tư duy nhiệm kỳ”, đoàn kết xuôi chiều, dân chủ hình thức, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh; độc đoán, chuyên quyền, quan liêu, xa rời quần chúng.

Điều 4. Cung cấp, để lộ, làm mất hoặc viết bài, đăng những thông tin, tài liệu bí mật của Đảng và Nhà nước hoặc những việc chưa được phép công bố; tàng trữ, tuyên truyền, tán phát hoặc xúi giục người khác tuyên truyền, tán phát thông tin, tài liệu dưới mọi hình thức để truyền bá những thông tin, quan điểm trái với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Điều 5. Viết bài hoặc cung cấp tài liệu cho người khác viết, nói, cho đăng tải tin, bài sai sự thật, không đăng tải ý kiến phản hồi, cải chính theo quy định. Sáng tác, sản xuất, tàng trữ, tán phát các tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật không lành mạnh, trái thuần phong mỹ tục Việt Nam, mang tính kích động gây ảnh hưởng xấu trong xã hội; tán phát bài viết, bài nói, phỏng vấn, hồi ký, phim, ảnh không đúng quy định.

Điều 6. Tố cáo có nội dung mang tính bịa đặt; cùng người khác viết, ký tên trong đơn tố cáo; viết đơn tố cáo giấy tên, mạo tên. Gửi hoặc tán phát đơn khiếu nại, tố cáo dưới mọi hình thức đến nơi không có thẩm quyền giải quyết.

Đe doạ, trù dập, trả thù người khiếu nại, tố cáo; không thực hiện các quy định của Đảng và pháp luật về bảo vệ người tố cáo, phê bình, góp ý; kích động, xúi giục, mua chuộc, cưỡng ép người khác khiếu nại, tố cáo.

Điều 7. Tổ chức, tham gia các tổ chức, hội trái quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; biểu tình, tụ tập đông người gây mất trật tự, an ninh.

Điều 8. Tổ chức, xúi giục, tham gia các hoạt động bè phái, cục bộ gây mất đoàn kết nội bộ. Lợi dụng việc phản ánh, góp ý kiến đối với Đảng, Nhà nước để đả kích, vu cáo, xúc phạm, nhận xét, đánh giá tùy tiện đối với tổ chức, cá nhân.

Điều 9. Báo cáo, lập hồ sơ, kê khai lý lịch, kê khai tài sản, thu nhập không trung thực. Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận giả, không hợp pháp; nhập quốc tịch, chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài, mở tài khoản và mua bán tài sản ở nước ngoài trái quy định.

Điều 10. Chủ trì, tham mưu ban hành văn bản có nội dung trái quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Thực hiện không đúng quy định trong quản lý đầu tư, xây dựng, sử dụng nhà, đất, tài nguyên, tài chính, tài sản của Đảng, Nhà nước.

Điều 11. Vi phạm đạo đức công vụ, bao che, báo cáo sai sự thật khi thực hiện nhiệm vụ; thiếu trách nhiệm để cơ quan, đơn vị, địa phương, cá nhân do mình trực tiếp quản lý xảy ra tình trạng mất đoàn kết, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và các vi phạm khác.

– Không báo cáo, không xử lý các hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

– Can thiệp, tác động hoặc để vợ (chồng), con, bố, mẹ, anh, chị, em ruột mình, bên vợ (chồng) và người khác lợi dụng chức vụ, vị trí công tác của mình để trục lợi.

– Lợi dụng chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung để thực hiện hoặc bao che hành vi vụ lợi, tham nhũng, tiêu cực, vi phạm quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Điều 12. Có hành vi chạy chức, chạy quyền, bao che, tiếp tay, can thiệp, tác động dưới mọi hình thức đến tổ chức, cá nhân để bản thân hoặc người khác được tiếp nhận, tuyển dụng, quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm, đề cử, ứng cử, khen thưởng, phong tặng danh hiệu, đi học, đi nước ngoài, thực hiện chế độ, chính sách cán bộ trái quy định.

Điều 13. Can thiệp, tác động vào hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, xét đặc xá, giải quyết khiếu nại, tố cáo để bao che, tiếp tay cho các hành vi vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tác động, ép buộc, mua chuộc tổ chức, cá nhân để giảm trách nhiệm, hình phạt cho người khác.

Điều 14. Tham ô, đưa, nhận, môi giới hối lộ hoặc lợi dụng vị trí công tác để môi giới, hối lộ dưới mọi hình thức; tổ chức, tham gia hoặc tạo điều kiện thực hiện hoạt động rửa tiền, đi vay, cho vay trái quy định của pháp luật.

Điều 15. Tặng, nhận quà dưới mọi hình thức để tác động đến tổ chức, người có trách nhiệm dẫn đến việc quyết định sai, có lợi riêng cho bản thân hoặc cá nhân, tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp.

Điều 16. Không thực hành tiết kiệm, để xảy ra thất thoát, lãng phí trong việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công; mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công trái quy định.

Điều 17. Can thiệp, tác động để vợ (chồng), con, bố, mẹ, anh, chị, em ruột mình, bên vợ (chồng), bản thân và người khác đi du lịch, học tập, chữa bệnh bằng nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến ngành, lĩnh vực theo dõi, quản lý.

Điều 18. Tổ chức, tham gia đánh bạc dưới mọi hình thức; sử dụng các chất ma tuý; sử dụng rượu, bia không đúng quy định hoặc đến mức bê tha và các tệ nạn xã hội khác.

Tổ chức việc cưới, việc tang và các sự kiện khác của cá nhân, gia đình xa hoa, lãng phí hoặc nhằm mục đích vụ lợi.

Thờ ơ, vô cảm với các hành vi sai trái trong xã hội; có hành vi bạo lực trong gia đình; vi phạm chính sách dân số; sống chung với người khác như vợ chồng, vi phạm quy định về kết hôn với người nước ngoài.

Điều 19. Mê tín, hoạt động mê tín; ủng hộ hoặc tham gia các tôn giáo bất hợp pháp hoặc lợi dụng các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng để trục lợi.

Quy định số 37 có hiệu lực kể từ ngày ký là ngày 25/10/2021 và sẽ thay thế Quy định 47-QĐ/TW năm 2011.

MỘT SỐ NGÀY KỶ NIỆM TRONG THÁNG 11/2021

  1. Kỷ niệm 112 năm ngày sinh đồng chí Hoàng Văn Thụ (04/11/1909 – 04/11/2021).

Đồng chí Hoàng Văn Thụ, sinh ngày 04/11/1909 trong một gia đình có truyền thống yêu nước, lao động cần cù và hiếu học tại thôn Phạc Lạn, tổng Nhân Lý, châu Văn Uyên, nay là thôn Nhân Hòa, xã Hoàng Văn Thụ, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. Tuổi thiếu niên, được học tại Trường Tiểu học Pháp – Việt ở thị xã Lạng Sơn. Trong thời gian học được chứng kiến nhiều biến động mới của phong trào yêu nước diễn ra sôi nổi khắp cả nước, đặc biệt là cuộc đấu tranh của thanh niên, học sinh đòi thả nhà yêu nước Phan Bội Châu (1925), để tang nhà yêu nước Phan Chu Trinh (1926) đã thôi thúc Hoàng Văn Thụ cùng nhóm học sinh yêu nước trong Trường Tiểu học Pháp – Việt tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu tuyên truyền của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên; rồi sau đó tham gia rải truyền đơn ở thị xã Lạng Sơn.

Tháng Giêng năm 1928, Hoàng Văn Thụ và Lương Văn Tri từ Đồng Đăng (Lạng Sơn) sang Trung Quốc, bắt liên lạc với ông Bùi Ngọc Thành, đại diện của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên hoạt động ở khu vực Long Châu – Nam Ninh, Trung Quốc. Với bí danh là Lôi Minh Hạ, Hoàng Văn Thụ vừa làm công việc của một người thợ cơ khí, vừa thâm nhập tuyên truyền gây dựng các cơ sở quần chúng bí mật giúp đỡ cách mạng Việt Nam. Cuối năm 1928, Hoàng Văn Thụ được kết nạp vào tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

Đầu năm 1929, được giới thiệu vào làm việc ở “Tu giới sở”, thông qua hoạt động thực tiễn, Đồng chí đã gây dựng được một số cơ sở hoạt động bí mật ở Long Châu và sau đó được kết nạp vào Đông Dương Cộng sản Đảng. Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3/2/1930), đồng chí Hoàng Văn Thụ được Chi bộ Đảng phân công phụ trách để phát triển phong trào cách mạng ở tỉnh Lạng Sơn.

Sau cao trào Xô Viết – Nghệ Tĩnh (1930-1931), thực dân Pháp ra sức đàn áp phong trào cách mạng Việt Nam, Đồng chí được cấp trên giao nhiệm vụ tiếp tục chỉ đạo phát triển mở rộng phong trào quần chúng cách mạng ở Lạng Sơn. Đến đầu năm 1934, thay mặt Trung ương Đảng đồng chí Lê Hồng Phong tuyên bố thành lập Ban cán sự Đảng tỉnh Lạng Sơn và phân công đồng chí Hoàng Văn Thụ trực tiếp phụ trách.

Giữa năm 1938, Đồng chí được Xứ ủy Bắc Kỳ phân công tăng cường chỉ đạo phong trào cách mạng ở các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Yên, Hải Dương.

Ngày 8/9/1939, Hội nghị Xứ ủy Bắc Kỳ mở rộng do Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ triệu tập họp tại làng Vạn Phúc (Hà Đông) bàn chủ trương chỉ đạo phong trào cách mạng trong giai đoạn mới. Tại Hội nghị này, Trung ương Đảng đã cử đồng chí Hoàng Văn Thụ làm Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ.

Đầu năm 1940, Hội nghị Xứ uỷ Bắc Kỳ tiến hành họp tại làng Vạn Phúc (Hà Đông). Hội nghị chủ trương hoạt động bí mật để giữ vững cơ sở Đảng và cơ sở quần chúng; đồng thời đẩy mạnh tập hợp lực lượng trong Mặt trận Dân tộc Phản đế, chuẩn bị mọi điều kiện để chuyển sang giai đoạn đấu tranh mới khi tình thế chuyển biến. Hội nghị đã tiến hành bầu kiện toàn Ban Lãnh đạo Xứ uỷ, đồng chí Hoàng Văn Thụ được bầu làm Bí thư Xứ uỷ Bắc Kỳ.

Tháng 11 năm 1940, tại Hội nghị Trung ương lần thứ 7 diễn ra tại làng Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh, Đồng chí Hoàng Văn Thụ cùng với đồng chí Trường Chinh và đồng chí Hoàng Quốc Việt được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá I). Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (tháng 5/1941), đồng chí Hoàng Văn Thụ được bầu vào Ban Thường vụ Trung ương Đảng, đặc trách công tác công vận và binh vận của Đảng.

Ngày 25/8/1943, Đồng chí bị mật thám Pháp bắt tại ngõ Nam Diệm, khu Tám Mái (Hà Nội). Mặc dù bị tra tấn cực hình, đồng chí Hoàng Văn Thụ vẫn vững vàng trong tư thế hiên ngang của người chiến sĩ cộng sản trung thành với Đảng, với đồng bào, đồng chí. Không khuất phục được ý chí kiên cường của người chiến sĩ cộng sản, rạng sáng ngày 24/5/1944, kẻ thù đã xử bắn Đồng chí tại Tương Mai (Hà Nội), trong niềm đau thương vô hạn của đồng bào, đồng ch

Kỷ niệm 112 năm Ngày sinh đồng chí Hoàng Văn Thụ (04/11/1909 – 04/11/2021) – Lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam, là dịp để ôn lại cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng kiên cường, bất khuất của đồng chí Hoàng Văn Thụ – Người con ưu tú của mảnh đất Xứ Lạng đã trọn đời chiến đấu, hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của Đảng, vì độc lập tự do của dân tộc. Đây cũng là dịp để tuyên truyền giáo dục truyền thống yêu nước, niềm tự hào và lòng biết ơn sâu sắc đối với Đảng, Bác Hồ và các thế hệ tiền bối; qua đó khơi dậy ý chí quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ nêu trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế.

Nguồn: mt.gov.vn 

                                                                                                             

  1. Kỷ niệm 104 năm Cách mạng Tháng 10 Nga (07/11/1917 – 07/11/2021).

Cách mạng Tháng Mười Nga thành công vào ngày 7/11/1917 là sự kiện lịch sử thế giới trọng đại, đánh dấu sự ra đời của nhà nước Nga Xô viết.

Sau Cách mạng Tháng Hai, nước Nga xuất hiện tình trạng hai chính quyền song song tồn tại: chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và xô viết đại biểu công nhân và binh lính. Sau khi nắm được chính quyền, chính phủ lâm thời đã không giải quyết những vấn đề đã hứa trước đó như vấn đề ruộng đất của nông dân, việc làm cho công nhân, tình trạng thiếu lương thực và nhất là quyết theo đuổi chiến tranh đế quốc đến cùng.

Ngoài mặt trận, cuộc tấn công của quân Nga theo lệnh của chính phủ lâm thời vào liên quân Đức, Áo-Hung thất bại nặng nề với 60.000 binh lính Nga bị bắt và giết. Tin thất bại gây sự căm phẫn và bất bình rất lớn trong nhân dân Nga.

Trong hoàn cảnh đó, ngày 4/4 năm 1917, Lenin đọc một bài phát biểu quan trọng có nhan đề “Những nhiệm vụ của giai cấp vô sản trong cuộc cách mạng hiện nay”. Bản báo cáo này đã đi vào lịch sử với tên gọi “Luận cương Tháng Tư” chỉ ra con đường chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa. Lenin chỉ rõ rằng cần chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại bằng cách chuyển giao chính quyền về tay các xô viết, sẵn sàng chuyển sang khởi nghĩa vũ trang một khi hoàn cảnh thay đổi.

            Diễn biến Cách mạng Tháng Mười Nga

Sang tháng 10, làn sóng cách mạng lan tràn khắp nước Nga. Ngày 7/10, V. I. Lenin từ Phần Lan bí mật trở về nước trực tiếp lãnh đạo Cách mạng Tháng Mười.

Chiều 6/11, cuộc khởi nghĩa bắt đầu. Theo kế hoạch, các đơn vị cận vệ đỏ tập trung lực lượng đánh chiếm các khu vực đầu mối, trụ sở các bộ, tổng đài điện thoại, nhà ga, các cầu bắc qua sông Neva. Ngay trong đêm 6/11, quân khởi nghĩa đã chiếm được toàn bộ Petrograd, bao vây Cung điện Mùa Đông mà hầu như không tổn thất.

Kế hoạch tấn công Cung điện Mùa Đông được ấn định vào rạng sáng ngày 7/11/1917. Đến 7 giờ sáng, đợt tấn công thứ nhất bắt đầu. Các vòng đai dần khép lại. Đến 15 giờ chiều, đại bác được chĩa thẳng vào Cung điện Mùa Đông.

Đến 18 giờ chiều, đảng Bolshevik gửi tối hậu thư cho Bộ tham mưu quân sự Petrograd buộc đầu hàng nếu không sẽ cho chiến hạm Rạng Đông tấn công. Một tối hậu thư khác được gửi đến cho Chính phủ lâm thời buộc phải dọn sạch chướng ngại vật và đầu hàng vô điều kiện. Theo điều kiện đã quy định, sau 20 phút không nhận được câu trả lời sẽ cho chiến hạm Rạng Đông tấn công. Đúng 21 giờ 45 phút, chiến hạm Rạng Đông nổ loạt súng lệnh báo hiệu tấn công. Hàng người bảo vệ cung điện rối loạn và lợi dụng điều đó, thủy thủ, chiến sĩ Cận vệ đỏ và binh sĩ cách mạng tràn vào cung điện. Cuộc chiến diễn ra tới 2 giờ 45 phút sáng thì kết thúc. Toàn bộ chính phủ lâm thời bị bắt (trừ Kerensky).

          Thành lập chính quyền Xô viết

Ngay trong đêm 7/11/1917, Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai tuyên bố khai mạc tại điện Smoniyl và tuyên bố thành lập chính quyền Xô viết do Lenin đứng đầu. Các sắc lệnh đầu tiên của chính quyền Xô viết đã được thông qua là Sắc lệnh hòa bình và Sắc lệnh ruộng đất. Chính quyền Xô viết còn thực hiện các biện pháp thủ tiêu các tàn tích của chế độ cũ như xóa bỏ sự phân biệt đẳng cấp, những đặc quyền của giáo hội, nam nữ bình đẳng. Đối với các dân tộc, chính phủ Xô viết công bố bản Tuyên ngôn về quyền các dân tộc ở Nga khẳng định quyền bình đẳng của các dân tộc và cho phép các dân tộc có quyền tự quyết như công nhận nền độc lập của Ba Lan, Phần Lan.

Ngày 3/3/1918, nước Nga Xô viết ký Hòa ước Brest-Litovsk với các nước phe Liên minh Trung tâm chính thức rút khỏi Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Ngày 10/1/1918, Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ III đã khai mạc. Đại hội quyết định hợp nhất các Xô viết đại biểu nông dân với Xô viết đại biểu công nhân và binh lính, thông qua bản “Tuyên ngôn về quyền lợi của nhân dân lao động và bị bóc lột”. Tuyên ngôn đã trở thành cơ sở cho bản Hiến pháp đầu tiên của nước Nga Xô viết, được thông qua vào tháng 7/1918.

Đại hội đã thông qua quyết định lịch sử cải tổ nước Cộng hòa Xô viết Nga thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga, trên cơ sở liên minh tự nguyện giữa các dân tộc ở nước Nga.

Không cam chịu thất bại, các phần tử bạch vệ với sự giúp sức của 14 nước đế quốc đã ra sức lật đổ chính quyền Xô viết. Trước tình hình đó, nước Nga Xô viết đã áp dụng chính sách cộng sản thời chiến, xây dựng Hồng quân công nông. Cuộc nội chiến Nga đã diễn ra từ đầu năm 1918 đến tháng 11 năm 1920 khi Hồng quân đã đánh tan ngoại xâm và nội phản. Cuộc nội chiến kết thúc với thắng lợi thuộc về chính quyền Xô viết.

          Cách mạng Tháng Mười nhìn từ nhiều phía

Nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga là do đường lối đấu tranh và sách lược đúng đắn của đảng Bolshevik mà lãnh đạo là Lenin, biết lợi dụng sức mạnh quần chúng đang chịu nhiều khổ cực do chiến tranh đế quốc. Ngoài ra, cuộc cách mạng cũng biết lợi dụng hoàn cảnh quốc tế thuận lợi khi các nước đế quốc đang tham gia vào Chiến tranh thế giới thứ nhất, không có điều kiện can thiệp vào nước Nga.

Với những người Cộng sản và các Phong trào giải phóng dân tộc, Cách mạng Tháng Mười Nga là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, do giai cấp vô sản tiến hành, thắng lợi của cuộc cách mạng đã hình thành nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trên thế giới, đưa nước Nga đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ngoài ra Cách mạng Tháng Mười Nga còn cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân quốc tế và ở các nước thuộc địa, mở ra con đường giải phóng các dân tộc bị áp bức.

Nhà nghiên cứu văn hóa P.B. Churbanov tuyên bố Cách mạng Tháng Mười là cuộc cách mạng vĩ đại, cuộc cách mạng ấy diễn ra là tất yếu và, trong thời điểm lịch sử đó, không ai ngoài những người Bolshevik có thể giữ vững được chính quyền.

Học giả Ia. A. Kesler, tác giả của rất nhiều cuốn sách về đề tài chính trị và lịch sử, cũng cho rằng Cách mạng Tháng Mười Nga bùng nổ là tất yếu, hợp với quy luật phát triển của lịch sử, bởi lẽ, từ thời điểm đó hình thức tồn tại kiểu chế độ Nga hoàng đã lỗi thời, không còn hướng phát triển.

Giáo sư tiến sĩ sử học, chính trị gia B.Ph. Slavin với bài phát biểu có nhan đề đầy hứa hẹn nhiều điều thú vị “Cách mạng: huyền thoại và hiện thực”, đã khẳng định rằng chính biến tháng Mười là đỉnh cao của việc giải quyết các vấn đề xã hội chính trị mà vào giai đoạn đó, chính quyền Nga hoàng mục nát không thể giải quyết được. Cuộc cách mạng này đã đưa nhân dân đến với sự bình đẳng giữa các công dân trong xã hội, sự thống nhất và đoàn kết giữa các dân tộc.

Năm 1927, trong cuốn sách sách giáo khoa lý luận chính trị “Đường Kách mệnh”, nhà cách mạng Việt Nam Nguyễn Ái Quốc (1890 – 1969) chỉ ra rằng: “Chỉ có đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười – con đường duy nhất đúng đắn – Cách mạng Việt Nam mới giành được độc lập, tự do thực sự”.

Trong một cuộc thăm dò dư luận tiến hành vào ngày 12/1/2008, trung tâm Phân tích Levada đã đưa ra các số liệu: 57% số người dân Nga được hỏi ý kiến cho rằng: Cách mạng tháng Mười Nga đã đem lại lợi ích cho nhân dân Nga; 26% người được hỏi tin tưởng cách mạng đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nước Nga. 31% cho rằng Cách mạng đem đến sự nhảy vọt cho nền kinh tế và xã hội Nga. Số người cho rằng Cách mạng tháng mười kìm hãm sự phát triển của nhân dân chỉ có 16% và những người cho là một tai họa đối với họ là 15%.

Sau 3 năm gián đoạn, ngày 11/4/2009, sau 3 năm gián đoạn, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã ký đạo luật Liên bang khôi phục ngày lễ kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười Nga từ đầu năm 2010. Văn kiện này đã được Đuma Quốc gia (Hạ viện) và Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga thông qua ngày 27 tháng 3 và 1 tháng 4 năm 2009.

Nguồn: vnexpress.net

  1. Kỷ niệm 08 năm ngày Pháp luật Việt nam (09/11/2013 – 09/11/2021)

Vì sao ngày 9/11 được lấy là ngày Pháp luật Việt Nam?

Từ năm 2013, ngày 9/11 được lấy là ngày Pháp luật Việt Nam. Đây cũng là ngày diễn ra nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao ý thức của người dân về việc tuân thủ, chấp hành pháp luật.

Nếu như ngày 10/10 được lấy là ngày Luật sư Việt Nam do Sắc lệnh 46/SL về tổ chức đoàn thể luật sư được Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành ngày 10/10/1945 thì ngày 09/11 được lấy là ngày Pháp luật Việt Nam bởi đây là ngày Hiến pháp đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội Việt Nam được thông qua (ngày 09/11/1946).

Đến nay, Việt Nam đã có 05 bản Hiến pháp, bản Hiến pháp đang có hiệu lực là Hiến pháp năm 2013. Tuy vậy, ý nghĩa của ngày “khai sinh” ra bản Hiến pháp đầu tiên vẫn rất được trân trọng. Đó cũng chính là lý do Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 quy định ngày 09/11 hàng năm là ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 8 của Luật này cũng nêu rõ, ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người và trong xã hội.

Ngày Pháp luật Việt Nam được tổ chức như thế nào?

Chính phủ đã ban hành riêng một Nghị định quy định về vấn đề này. Cụ thể, tại Nghị định 28/2013/NĐ-CP, Chính phủ quy định ngày Pháp luật có thể được tổ chức dưới các hình thức như: Mít tinh; Hội thảo; Tọa đàm; Thi tìm hiểu pháp luật; Tuyên truyền, phổ biến pháp luật lưu động, triển lãm và các hình thức khác theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

Theo yêu cầu của Chính phủ, các hoạt động hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam bao gồm: Vận động nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật; Tuyên truyền, phổ biến các quy định của Hiến pháp, pháp luật thiết thực với đời sống của nhân dân; Giáo dục cán bộ, công chức, viên chức và người dân ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật…

                                                                                Nguồn:luatvietnam.vn

  1. Kỷ niệm 91 năm Ngày thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11/1930 – 18/11/2021).

Trong lịch sử Việt Nam, từ năm 1930 đến nay, không có thời kỳ nào vắng bóng tổ chức Mặt trận. Lịch sử Cách mạng Việt Nam đã khẳng định Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam là vũ khí chính trị không thể thiếu được để nhân dân ta phát huy sức mạnh tổng hợp của mình trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do và xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Giữa lúc cao trào cách mạng đầu tiên mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh đang diễn ra rầm rộ ngày 18/11/1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra chỉ thị thành lập Hội phản đế đồng minh, hình thức đầu tiên của Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam. Mặt trận nhằm đoàn kết các đảng phái, giai cấp, nhân sĩ trí thức Việt Nam và nòng cốt là liên minh công – nông dưới sự lãnh đạo của Đảng, đấu tranh chống đế quốc, xây dựng nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh.

Hội nghị Trung ương Đảng (11/1936) quyết định thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương, đến tháng 3/1938 đổi tên thành Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương (gọi tắt là Mặt trận dân chủ Đông Dương).

Ngày 19/5/1941, theo sáng kiến của đồng chí Hồ Chí Minh, Việt Namđộc lập đồng minh hội (gọi tắt là Mặt trận Việt Minh) thành lập tại Pắc Pó (Cao Bằng). Đây là thời kỳ chính sách Mặt trận được đề ra cụ thể, được áp dụng sinh động và các kinh nghiệm phong phú nhất. Nhờ chính sách Mặt trận đúng đắn, phong trào lan rộng, cơ sở Mặt trận phát triển rộng rãi, khi thời cơ đến, Việt Minh đã ra lệnh Tổng khởi nghĩa, giành chính quyền về tay nhân dân.

“Việt Minh đã có công lớn trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, chống quân cướp nước. Công đức ấy tất cả mọi người Việt Nam phải ghi nhớ. Lịch sử của Việt Minh mười năm đấu tranh cho độc lập, tự do của dân tộc cũng là những trang lịch sử vẻ vang vào bậc nhất của dân tộc Việt Nam ta”.

Sau cách mạng tháng Tám thành công, theo sáng kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tháng 5/1946, Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam (gọi tắt là Hội Liên Việt) được thành lập, thu hút thêm một số nhân sĩ, địa chủ yêu nước. Đến 3/3/1951, Đại hội thống nhất Việt Minh – Liên Việt lấy tên là Mặt trận Liên Việt.

Đại hội toàn quốc lần thứ II của Đảng (1951) đã khẳng định: “Mặt trận là một trong những trụ cột của Nhà nước dân chủ nhân dân, là sức mạnh vô biên của cuộc kháng chiến và kiến quốc, là cơ sở quần chúng rộng rãi, làm thành áo giáp vững bền của Đảng”. 

Sau Hiệp định Giơnevơ (7/1954), ngày 10/9/1955, Đại hội Mặt trận dân tộc thống nhất đã quyết định thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đại hội đã thông qua cương lĩnh Mặt trận, chính sách đại đoàn kết toàn dân, vai trò và nhiệm vụ của Mặt trận đối với cách mạng nước ta trong giai đoạn mới.

Đánh giá về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đại hội lần thứ III của Đảng đã khẳng định: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đoàn kết các giai cấp, các đảng phái, các dân tộc, các tôn giáo, các nhân sĩ yêu nước và tán thành chủ nghĩa xã hội, nhờ đó đã động viên mọi lực lượng yêu nước và tiến bộ của dân tộc để xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà”.

Ở miền Nam, ngày 20/12/1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời đã kịp thời đề ra nhiều chủ trương chính sách nhằm đoàn kết toàn dân chống đế quốc Mỹ và bè lũ độc tài tay sai.

Ngày 20/1/1968, Liên minh các lực lượng dân tộc dân chủ và hòa bình Việt Nam được thành lập nhằm đoàn kết và tranh thủ một số người ở thành thị, mở rộng thêm một bước Mặt trận chống Mỹ cứu nước.

Sau khi thống nhất nước nhà, ngày 31/1/1977, Đại hội Mặt trận dân tộc thống nhất quyết định thống nhất ba tổ chức Mặt trận, lấy tên là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thông qua chương trình hoạt động và Điều lệ mới nhằm đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân để cùng nhau phấn đấu xây dựng Tổ quốc Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, XHCN và tích cực góp phần vào sự nghiệp cách mạng của nhân dân thế giới.

Trong lịch sử Việt Nam, từ năm 1930 đến nay, không có thời kỳ nào vắng bóng tổ chức Mặt trận. Lịch sử Cách mạng Việt Nam đã khẳng định Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam là vũ khí chính trị không thể thiếu được để nhân dân ta phát huy sức mạnh tổng hợp của mình trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do và xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Mặt trận dân tộc thống nhất đã góp phần quan trọng xây dựng Đảng, xây dựng và bảo vệ chính quyền nhân dân, củng cố khối liên minh công nông và tầng lớp trí thức, xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang nhân dân.

Trong thời kỳ phát triển mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Mặt trận tăng cường đoàn kết toàn dân, phát huy cao độ nhân tài, vật lực của mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp nhân dân trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài, đồng tâm nhất trí đưa đất nước phát triển với tốc độ cao hơn, hiệu quả kinh tế xã hội lớn hơn, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, bảo vệ vững chắc độc lập của Tổ quốc, đưa đất nước hội nhập với tiến trình phát triển của thế giới.

Nguồn: thanglong.gov.vn

  1. 5. Kỷ niệm 63 năm ngày Quốc tế hiến chương các Nhà giáo và 39 năm ngày Nhà giáo Việt nam(20/11/1982 – 20/11/2021)

Tháng 7/1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris, lấy tên là Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục (tiếng Pháp: Fédération Internationale Syndicale des Enseignants – FISE).

Năm 1949, tại một hội nghị ở Warszawa (thủ đô của Ba Lan), Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục đã ra bản “Hiến chương các nhà giáo” gồm 15 chương.

Nội dung chủ yếu của Bản Hiến chương các nhà giáo: Đấu tranh chống mọi quan điểm và phương pháp giáo dục lạc hậu, phản động, phản dân chủ, phản khoa học của nền giáo dục tư sản, phong kiến nhằm xây dựng nền giáo dục tiến bộ, dân chủ và khoa học. Đấu tranh thủ tiêu các chế độ bạc đãi, coi khinh nghề dạy học và ra sức bảo vệ những quyền lợi về vật chất, tinh thần chính đáng cho các nhà giáo. Quy định một số điều đối với các nhà giáo, đặc biệt nêu cao vị trí nghề dạy học và những người dạy học.

Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã liên hệ với FISE với mục đích tranh thủ các diễn đàn quốc tế, tố cáo âm mưu tội ác của bọn đế quốc xâm lược đối với nhân dân ta cũng như đối với giáo viên và học sinh.

Đồng thời, giới thiệu những thành tích của nền giáo dục cách mạng, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của toàn thể giáo viên trên thế giới đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta.

Mùa xuân năm 1953, Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn dự Hội nghị quan trọng kết nạp Công đoàn giáo dục của một số nước vào tổ chức FISE tại Viên (Thủ đô nước Áo), trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam.

Từ ngày 26 đến 30/8/1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE có 57 nước tham dự, trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20/11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo.

Lần đầu tiên ngày “Quốc tế Hiến chương các nhà giáo” được tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta vào ngày 20/11/1958. Những năm sau đó, ngày lễ 20/11 còn được tổ chức tại các vùng giải phóng ở miền Nam.

          Vì sao ngày 20/11 trở thành Ngày Nhà giáo Việt Nam?

Trong ngày 20/11/1958, lễ kỷ niệm không những được tổ chức tại Hà Nội, mà còn diễn ra từ Vĩnh Linh (giới tuyến quân sự tạm thời giữa ta và địch) đến các vùng biên giới hải đảo.

Từ miền núi đến vùng đồng bằng ở miền Bắc đều có những hoạt động phong phú tại các trường học trên địa bàn huyện, quận, thị xã…

Nhiều thư của giáo giới, học sinh, sinh viên miền Bắc gửi lên Hồ Chủ tịch, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chính phủ với lời hứa quyết tâm học tập, rèn luyện, nâng cao giác ngộ cách mạng XHCN, ý thức đấu tranh thống nhất nước nhà, xây dựng nhà trường XHCN.

Hàng nghìn lá thư của giáo giới, học sinh, sinh viên miền Nam, thông qua đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam, đã nói lên lòng sôi sục căm thù Mỹ – Diệm phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ, cố tình chia cắt lâu dài nước ta, ủng hộ phong trào đấu tranh của giáo giới, học sinh, sinh viên miền Nam Việt Nam; đòi thực hiện một nền giáo dục dân tộc, đòi tăng ngân sách cho giáo dục để mở trường lớp, bảo đảm việc học tập cho học sinh; đấu tranh chống mọi cuộc đàn áp, bắt bớ, tù đày, sát hại những nhà giáo, học sinh, sinh viên yêu nước tại miền Nam Việt Nam và kiên quyết đấu tranh nhằm đem lại hòa bình, độc lập, thống nhất nước nhà…

Việc tổ chức Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo 20/11 hằng năm đã sớm trở thành ngày hội truyền thống của giáo giới Việt Nam.

Hàng năm vào kỷ niệm ngày 20/11, cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo viên trong vùng tạm chiếm nói riêng, động viên tinh thần chịu đựng gian khổ hy sinh của giáo viên kháng chiến nói chung.

Khi Việt Nam thống nhất, với ý nghĩa tích cực của ngày 20/11, theo nguyện vọng của giáo giới cả nước, kiến nghị của Đại hội Công đoàn Giáo dục Việt Nam lần thứ VIII (tháng 4/1982) và Bộ Giáo dục, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Tổng Cục dạy nghề, Ủy ban Bảo vệ bà mẹ trẻ em…, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 167/HĐBT, ngày 26/9/1982 quyết định sẽ lấy ngày 20/11 hàng năm là Ngày Nhà giáo Việt Nam.

Ngày 20/11/1982, lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam đầu tiên được tiến hành trọng thể trong cả nước. Từ đó đến nay, đây là ngày truyền thống của ngành giáo dục để tôn vinh những người làm công tác trồng người.

Nguồn: vietnamnet.vn

  1. Kỷ niệm 81 năm Ngày Nam Kỳ khởi nghĩa (23/11/1940 – 23/11/2021).

Lịch sử cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng có rất nhiều sự kiện vàng son, không chỉ đánh dấu mốc mà còn chứa đựng những bài học kinh nghiệm cho mai sau. Khởi nghĩa Nam Kỳ nổ ra từ ngày 23/11/1940 đến ngày 31/12/1940, cách đây 80 năm là một trong những mốc son chói lọi ấy.

Cùng với việc quân Nhật kéo vào Bắc bộ, thừa cơ quân Pháp bối rối, tháng 11 năm 1940, bọn quân phiệt Thái Lan theo lệnh phát xít Nhật tiến đánh Campuchia. Thực dân Pháp bắt lính người Nam bộ và người Khơme ra trận làm bia đỡ đạn cho chúng. Căm thù thực dân Pháp và được cổ vũ bởi tiếng súng khởi nghĩa Bắc Sơn, nhân dân Nam bộ sục sôi tranh đấu.

Nam bộ lúc đó có phong trào mạnh mẽ hơn các nơi trong cả nước. Từ sau Hội nghị trung ương Đảng lần thứ VI (11-1939) họp tại Hóc Môn-Bà Điểm (Sài Gòn), mặc dù một số đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng bị bắt nhưng Xứ ủy Nam kỳ vẫn củng cố và lớn mạnh.

Tháng 3-1940, Ban thường vụ Xứ ủy do đồng chí Võ Văn Tần, ủy viên Trung ương Đảng làm bí thư đã vạch ra Đề cương chuẩn bị bạo động đưa các hoạt động lẻ tẻ vào phong trào chống đế quốc Pháp và tay sai, chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa.

Cả Nam bộ rạo rực không khí chuẩn bị. Nhiều cuộc biểu tình nổ ra giữa ban ngày. Có nơi, khi bọn mật thám kéo đến bắt cán bộ, nhân dân nổi trống mõ uy hiếp, đánh tháo.

Các đội tự vệ, du kích dưới sự chỉ đạo trực tiếp của các đồng chí Võ Văn Tần, Phan Đăng Lưu, phát triển ngay ở những xí nghiệp lớn ở Sài Gòn như Ba Son, F.A.C.I, bến tàu, nhà đèn Chợ Quán, trường Bách Nghệ… ở nông thôn phần lớn các xã đều có từ một tiểu đội đến một trung đội du kích.

Làng nào cũng có lò rèn ngày đêm sản xuất vũ khí. Nhân dân góp nồi đồng, mâm thau, lư hương để du kích đúc đạn. Thậm chí xuất hiện cả những cơ sở làm bom, lựu đạn xi măng, súng thô sơ ở Móp Xanh (Tân An), Bà U (Mỹ Tho), chùa Hòa Thượng Đồng (Rạch Giá).

Phong trào chống chiến tranh, chống bắt lính với khẩu hiệu không một người lính, không một đồng xu cho đế quốc chiến tranh diễn ra sôi nổi trong nhân dân và binh lính.

Do công tác binh vận của anh em ráo riết, phần lớn trong số 15.000 binh lính người Việt đóng ở Sài Gòn sẵn sàng phối hợp nổi dậy.

Trước tình hình quần chúng sôi sục và chiến tranh Pháp-Thái sắp nổ ra, tháng 7-1940, Xứ ủy Nam Kỳ họp mở rộng đã thông qua đề cương chuẩn bị khởi nghĩa do thường vụ Xứ ủy khởi thảo.

Đồng chí Phan Đăng Lưu, đại diện Trung ương Đảng, sau khi dự hội nghị này được cử ra Bắt họp Hội nghị Trung ương lần thứ VII để báo cáo và xin chỉ thị của Trung ương.

Sau khi nghe đồng chí Phan Đăng Lưu báo cáo cặn kẽ việc chuẩn bị khởi nghĩa, Hội nghị Trung ương nhận định điều kiện khởi nghĩa ở Nam Kỳ và trong cả nước chưa chín muồi, vì vậy đề nghị Xứ ủy Nam Kỳ chưa nên phát động khởi nghĩa. Trung ương cũng phái đồng chí Phan Đăng Lưu quay trở lại để hoãn cuộc khởi nghĩa.

Ngày 22 tháng 10 năm 1940, vừa về đến Sài Gòn, đồng chí Phan Đăng Lưu đã bị bắt. Lệnh khởi nghĩa lúc đó đã phát đi khắp nơi không thể thu hồi lại.

Đáng tiếc hơn nữa, kế hoạch của cuộc khởi nghĩa đã phần nào bị địch đánh hơi thấy trước ít ngày. Tối 22.11.1940, đồng chí Tạ Uyên, bí thư Xứ ủy mới thay đồng chí Võ Văn Tần đã bị bắt từ ít tháng trước và một số đồng chí khác trong Thành ủy Sài Gòn sa lưới mật thám. Đế quốc ra lệnh cấm trại binh lính người Việt và tước vũ khí của số phản chiến. Kế hoạch định lấy tiếng súng đánh chiếm thành phố Sài Gòn vào lúc 24 gờ 22.11.1940 làm súng lệnh không thành!

Mặc dầu vậy, đêm 22 rạng sáng 23 tháng 11 năm 1940 cuộc khởi nghĩa Nam kỳ vẫn bùng nổ với khí thế mạnh mẽ và quy mô lớn chưa từng có.

Nông thôn Nam bộ rung chuyển. Từ Biên Hòa đến Cà Mau, 18 tỉnh nổi dậy cướp chính quyền. ở Mỹ Tho 54 trong số 56 xã được giải phóng. ở Chợ Lớn ta giành được nhiều tổng. ở Tân An, các xã hai bên bờ sông Vàm Cỏ Tây, hữu ngạn Vàm Cỏ Đông đều về tay nhân dân…

Cờ đỏ sao vàng và cờ đỏ búa liềm được kéo lên trước nhà làm việc của chính quyền cách mạng.

Năm 1931, khi bị giam ở Khám lớn Sài Gòn, đồng chí Trần Phú, Tổng bí thư đầu tiên của Đảng có lần tâm sự: Sau này nước nhà độc lập, ta sẽ lấy quốc kỳ màu đỏ có ngôi sao năm cánh tượng trưng cho năm giới công, nông, binh, trí và thương đoàn kết xung quanh Đảng.

Nhớ lời Anh, các đồng chí ở Mỹ Tho lúc này đã gương cao cờ đỏ sao vàng bên cạnh cờ Đảng trên mái đình Long Hưng, nơi lập chính quyền cách mạng đầu tiên trong tỉnh.

Màu cờ đỏ rực sáng trên những cánh đồng bát ngát của vùng châu thổ chín khúc đầu rồng.

Bọn phản cách mạng bị xét xử. Ruộng, thóc của địa chủ phản động được chia cho dân cày nghèo.

Mặc dù chính quyền cách mạng chỉ giữ được một thời gian ngắn (lâu nhất ở Mỹ Tho giữ được 49 ngày) nhưng cũng như Xô Viết Nghệ Tĩnh ngót 10 năm trước, đó là những ngày hội của quần chúng.

Thực dân Pháp điên cuồng đàn áp, và quan trọng nhất là tiêu diệt chính quyền cách mạng. Máy bay dội bom xuống làng mạc, thôn xóm. Cùng với quần chúng, quân du kích Nam Kỳ đã chiến đấu vô cùng anh dũng.

Tại Hóc Môn (Gia Định) cách Sài Gòn 20km, dưới sự chỉ huy của đồng chí Mười Đen-xứ ủy viên, du kích vây đồn, chặn đánh địch tiếp viện ở Cầu Bông, giết tên ác-Nôn chánh xứ tỉnh Tây Ninh và một số lính, thu 15 súng rồi kéo lên Truông Mít (Tây Ninh).

Ở Cần Giuộc, Bến Lức đội du kích của nữ đồng chí Nguyễn Thị Bảy đã làm cho bọn địch kinh sợ phải gọi chị là “Bà Chúa Đỏ”

ở Vũng Liêm (Vĩnh Long) đội du kích của nữ đồng chí Hồng, bí thư quận ủy, cùng quần chúng chiếm đồn địch trong 3 ngày, làm chủ quận l?? Mỹ Tho, hàng ngàn du kích do bí thư tỉnh ủy chỉ huy bức rút II đồn, phá hoại gần 10 km đường bộ, 14 cầu, ngăn 6 con sông, bóc đường sắt Sài Gòn-Mỹ Thọ. Ngày 14 tháng 12 năm 1940 địch phải dùng thủy, lục, không quân tiến công Mỹ Tho nhưng mãi đến 14.1.1941 chúng mới chiếm lại được và đẩy du kích vào Đồng Tháp Mười.

Giặc Pháp khủng bố rất khốc liệt, dã man. Chỉ trong 40 ngày, riêng bốn tỉnh Gia định, Mỹ Tho, Long Xuyên và Cần Thơ có tới 5.640 người bị giặc lấy dây thép xâu tay rồi phơi nắng cho đến chết khô, hoặc chất lên sà lan đưa ra biển nhận chìm…

Tháng 12-1940, Đảng bộ Nam kỳ họp ở Bà Quẹo (Gia Định) quyết định rút lui để tránh tổn thất, đưa lực lượng còn lại xây dựng căn cứ U Minh và Đồng Tháp Mười.

Ngay từ khi được tin Nam Kỳ khởi nghĩa, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã ra thông báo khẩn cấp, chỉ thị cho các địa phương chia lửa với Nam Kỳ. Từ việc rải truyền đơn, bãi khóa, bãi thị đến việc phát động du kích, nếu có điều kiện phá đường, cầu cống ngăn quân thù đàn áp.

Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ bị dập tắt. Bọn đế quốc vẫn chưa hết hoảng sợ. Một bãi bắn được dựng lên vội vã ngay tại thị trấn Hóc Môn (Gia Định). Ngày 28-8-1941, lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng Việt Nam có một cuộc tàn sát quy mô lớn. Các đồng chí lãnh đạo, những người con ưu tú của dân tộc, của Đảng, trong đó có Nguyễn Văn Cừ, Võ Văn Tần, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Thị Minh Khai… đã bị giặc Pháp giết. Tấm gương hy sinh dũng cảm của các đồng chí mãi mãi sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.

Khởi nghĩa Nam kỳ là trang sử oanh liệt của đất Đồng Nai, của miền Nam “đi trước về sau” trên suốt chặng đường cách mạng của đất nước. Cùng với khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ khởi nghĩa là hiệu kèn giải phóng hùng dũng báo hiệu thắng lợi vĩ đại của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Khởi nghĩa Nam Kỳ nêu một tấm gương sáng chói về tinh thần kiên cường bất khuất của nhân dân Việt Nam. Qua trận thử lửa này, quần chúng càng gắn bó với Đảng, càng tôi luyện chí khí cách mạng, củng cố nhận thức: Con đường sống duy nhất của dân tộc là phải dùng bạo lực cách mạng đập tan bạo lực phản cách mạng của bọn đế quốc và phong kiến, giành lại độc lập tự do.

81 năm đã qua, nhưng khí thế hào hùng, tinh thần chiến đấu oanh liệt và ý chí quật cường của đồng bào và chiến sỹ trong khởi nghĩa Nam Kỳ sẽ mãi mãi sống trong lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc ta.

                                                                                                         Nguồn: lichsuvietnam.vn

  1. Kỷ niệm 201 năm ngày sinh Ph. Ăngghen (28/11/1820 – 28/11/2021): Nhà lý luận và chiến sỹ cách mạng vĩ đại

Ph. Ăngghen sinh ngày 28/11/1820 trong một gia đình chủ xưởng dệt ở thành phố Barơmen, vương quốc Phổ (ngày nay là nước Đức). Ông sinh sống, thâm nhập thực tiễn vào phong trào cách mạng ở nhiều nước khác nhau để tìm hiểu cuộc sống người dân.

Xuất thân từ một gia đình tư sản, nhưng Ph. Ăngghen đã hiến dâng toàn bộ cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân, Ông là người bạn, người đồng chí gần gũi nhất của C. Mác, đã cùng C. Mác xây dựng nên chủ nghĩa cộng sản khoa học.

Trong nhiều thập kỷ, Ph. Ăngghen ra sức nghiên cứu, tiếp thu, kế thừa những tinh hoa tư tưởng của nhân loại, mà trước hết và trực tiếp là triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị học Anh và chủ nghĩa xã hội Pháp. Quá trình nghiên cứu lý luận luôn gắn chặt với thực tiễn phong phú, sinh động của phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân. Từ đó, Ông đã cùng với Mác, xây dựng nên một hệ thống lý luận khoa học và cách mạng, bao gồm triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học. Cái đặc sắc nhất là hai ông đã sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; phát hiện ra những quy luật khách quan của sự phát triển xã hội và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân; xây dựng lý luận giá trị thặng dư chỉ ra các quy luật chi phối sự vận động, phát triển và diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản. Đây chính là vũ khí tư tưởng cho giai cấp công nhân; là những trụ cột của cả một hệ thống đồ sộ!

Rất nhiều tác phẩm cơ bản của chủ nghĩa Mác là do Mác và Ăngghen cùng viết. Tiêu biểu nhất là “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”. Nhiều công trình nghiên cứu của Ăngghen là sự phát triển những tư tưởng hình thành trong quá trình trao đổi thường xuyên với C. Mác. Về phía mình, nhiều tác phẩm của C. Mác được viết với những ý tưởng và kiến thức của Ăngghen. Lênin cho rằng: “Không thể nào hiểu được chủ nghĩa Mác và trình bày đầy đủ được chủ nghĩa Mác, nếu không chú ý đến toàn bộ những tác phẩm của Ăngghen”. Ăngghen còn sát cánh cùng C. Mác trong truyền bá tư tưởng cách mạng, xây dựng các tổ chức cách mạng của giai cấp công nhân, trở thành lãnh tụ của phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân các nước châu Âu ở nửa cuối thế kỷ XIX. Lênin kết luận: “Sau bạn ông là Các Mác, Ph. Ăngghen là nhà bác học và người thầy lỗi lạc nhất của giai cấp vô sản hiện đại trong toàn thế giới văn minh”.

Ăngghen được ngưỡng mộ, kính trọng không chỉ bởi trí tuệ của một nhà bác học, lòng dũng cảm, nhiệt huyết của một chiến sỹ cách mạng vĩ đại, mà còn bởi phẩm chất cao cả thể hiện trong tình bạn, tình đồng chí khăng khít, thủy chung, cảm động, hiếm có với Mác. Người tự nhận mình là “cây vĩ cầm số 2” bên cạnh Mác. Lênin khẳng định: “Giai cấp vô sản châu Âu có thể nói rằng khoa học của mình là tác phẩm sáng tạo của hai nhà bác học kiêm chiến sỹ mà tình bạn đã vượt xa tất cả những gì là cảm động nhất trong những truyền thuyết của đời xưa kể về tình bạn của con người”.

Sau khi Mác qua đời, Ăngghen đã tập trung thời gian, công sức để thực hiện một công việc vô cùng nặng nề, hết sức khó khăn, mà chỉ Ông mới có thể làm được, đó là chỉnh lý, biên tập và cho xuất bản tiếp tục các bản thảo còn lại của bộ “Tư bản”- tác phẩm lớn nhất, vĩ đại nhất của Mác. Lê-nin cho rằng, thông qua công việc quan trọng này: “Ăngghen đã dựng cho người bạn thiên tài của ông một đài kỷ niệm trang nghiêm, trên đó Ăngghen cũng không ngờ là đã khắc luôn cả tên mình bằng những chữ không bao giờ phai mờ được”. Ngoài ra, Ông còn tiếp tục truyền bá sâu rộng những tư tưởng của Mác, đấu tranh bảo vệ và phát triển học thuyết Mác…

Từ khi xuất hiện, chủ nghĩa Mác đã luôn bị các trào lưu tư tưởng đối lập phê phán, đả kích. Sau sự sụp đổ của Liên Xô, các thế lực thù địch coi đây là thời cơ lớn, đẩy mạnh tấn công, xuyên tạc, vu cáo, bác bỏ… Điều này không có gì là khó hiểu! Vì thế, phải bằng tinh thần khoa học và cách mạng, chúng ta tiếp tục đấu tranh bảo vệ, phát triển nền tảng tư tưởng của mình, phù hợp với tinh thần mác-xít, phù hợp với tính chất, đặc điểm mới của thời đại!

Ngày nay, mặc dù tình hình có nhiều thay đổi so với thời điểm đó, nhưng tư tưởng của C. Mác và Ph. Ăngghen về chủ nghĩa xã hội khoa học, vai trò sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, về công tác xây dựng Đảng vẫn còn nguyên giá trị. Chủ nghĩa Mác – Lênin vẫn là nền tảng tư tưởng và hành động cho các Đảng Cộng sản trên thế giới, trong đó có Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong từng giai đoạn cách mạng, Đảng ta luôn coi “Chủ nghĩa Mác – Lênin là cái cẩm nang thần kỳ”; luôn vận dụng sáng tạo, phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta, đề ra đường lối cách mạng đúng đắn, đưa cách mạng vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, giành được những thắng lợi vĩ đại. Đó là bằng chứng hùng hồn, khẳng định sự đúng đắn, vai trò và ý nghĩa to lớn của chủ nghĩa Mác – Lênin, mà Ăngghen là một trong những lãnh tụ sáng lập. Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đang tập trung xây dựng Đảng thật trong sạch, vững mạnh theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ” và tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong toàn Đảng, vì vậy việc học tập, noi gương nhân cách người chiến sĩ cộng sản mẫu mực của Ph. Ăngghen càng có ý nghĩa thiết thực trong việc nâng cao đạo đức cách mạng của người đảng viên, góp phần giữ vững bản chất cách mạng của Đảng Cộng sản, vì nhân dân mà phục vụ.

                                                                         tulieuvankien.dangcongsan.vn