Hội nhạc sĩ VN ủng hộ xét giải thưởng cho Phạm Tuyên

141

Tác giả “Chiếc gậy Trường Sơn” không làm hồ sơ đăng ký giải thưởng Hồ Chí Minh. Việc Hội nhạc sĩ Hà Nội có công văn đề nghị xét giải cho Phạm Tuyên là không đúng quy cách nhưng Hội nhạc sĩ VN sẽ đề xuất lên các cấp lãnh đạo xin xét đặc cách cho nhạc sĩ 82 tuổi.

Nhạc sĩ Phạm Tuyên
Việc nhạc sĩ Phạm Tuyên không lọt vào đề cử Giải thưởng Hồ Chí Minh lần này gây bất ngờ cho nhiều người. Ảnh: ST.

Năm 2001, nhạc sĩ Phạm Tuyên được trao Giải thưởng Nhà nước cho cụm 5 tác phẩm: Đảng đã cho ta một mùa xuân, Bám biển quê hương, Chiếc gậy Trường Sơn, Gảy đàn lên hỡi người bạn Mỹ, Như có Bác trong ngày đại thắng. Năm 2005, Phạm Tuyên được đề cử giải thưởng Hồ Chí Minh nhưng không đạt vì ông chưa có cụm công trình nào xuất sắc hơn cụm công trình đã được Giải thưởng Nhà nước.

Lần xét giải thưởng này, Phạm Tuyên không làm hồ sơ. Nhưng cuối năm 2010, Hội Âm nhạc Hà Nội đã có công văn gửi đi nhiều nơi, trong đó có Bộ, Hội Nhạc sĩ Việt Nam đề nghị đưa nhạc sĩ Phạm Tuyên vào danh sách xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh.

Nhạc sĩ Hoàng Hà cũng không làm mà do con trai ông tự gửi lên Hội nhạc sĩ Việt Nam. Theo nhận định của nhạc sĩ Văn Dung, đây là việc dễ hiểu vì “những người tự trọng không bao giờ xin giải”. “Ở nước ngoài, sẽ có một hội đồng hàn lâm lựa chọn những người xứng đáng, ở nước ta thì vẫn tồn tại cơ chế xin cho” – nhạc sĩ Văn Dung nhận xét. Lần xét Giải thưởng Hồ Chí Minh đầu tiên (1996), 5 nhạc sĩ được vinh danh mà không cần làm hồ sơ là Đỗ Nhuận, Lưu Hữu Phước, Văn Cao, Hoàng Việt, Nguyễn Xuân Khoát. Còn những lần sau này, các nhạc sĩ đều phải nộp hồ sơ xét qua 3 cấp: Hội đồng cấp cơ sở – Hội đồng cấp Bộ, Tỉnh, Ngành – Hội đồng cấp Nhà nước.

Năm nay, hồ sơ của nhạc sĩ Hoàng Hà không vượt qua cuộc bỏ phiếu của Hội đồng cấp cơ sở. Còn công văn đề nghị của Hội Âm nhạc Hà Nội đối với nhạc sĩ Phạm Tuyên không được tính là hồ sơ hợp lệ. Duy nhất nhạc sĩ Văn Chung – với những ca khúc như: Đợi anh về (thơ Simonov – Nga), Ba cô gái đảm, Đếm sao, Pì Noọng ơi, hợp xướng nhạc Bác đời đời vẫn sống, tác phẩm khí nhạc Tiếng sáo quê hương… có tên trong đề cử Giải thưởng Hồ Chí Minh cho lĩnh vực âm nhạc lần này.

Dù đã trả lời về trường hợp của nhạc sĩ Phạm Tuyên trong cuộc họp báo chiều 11/8, trước thắc mắc của báo giới, ông Phạm Ngọc Khôi – Phó chủ tịch Hội nhạc sĩ Việt Nam – tiếp tục khẳng định trong cuộc họp chiều 22/8 rằng: “Về lý, Hội nhạc sĩ Hà Nội đã làm sai. Xét giải thì phải có hồ sơ. Khi Hội nhạc sĩ Hà Nội gửi công văn lên cho Bộ và Bộ trưởng tức là đã vượt cấp, Hội nhạc sĩ Việt Nam không can thiệp vào được”. Ông Khôi khẳng định, chỉ có Hội đồng cấp Bộ, cấp Nhà nước mới có quyền xét đặc cách (không cần hồ sơ) cho trường hợp nhạc sĩ Phạm Tuyên, còn Hội đồng cấp cơ sở không có quyền làm điều này.

Ông
Nhạc sĩ Phạm Ngọc Khôi, Văn Dung, Cát Vận trong buổi họp báo chiều 22/8. Ảnh: Ngọc Trần.

Tuy nhiên ông Khôi cũng nhất trí với các phóng viên rằng, người Việt Nam vốn trọng cái tình. Nhạc sĩ Phạm Tuyên đã 82 tuổi – không còn nhiều thời gian để chờ đợi các đợt xét tặng giải thưởng Nhà nước (diễn ra 5 năm một lần). Vì thế, ông Khôi đã hứa: “Hội nhạc sĩ Việt Nam rất ủng hộ nhạc sĩ Phạm Tuyên. Chúng tôi sẽ có đề xuất, lựa chọn động thái phù hợp để tác động lên các cấp lãnh đạo trong vấn đề này”. Nhạc sĩ Cát Vận – thành viên Hội nhạc sĩ Việt Nam – cũng khẳng định: “Hiện đồng chí Chủ tịch Hội nhạc sĩ Việt Nam Đỗ Hồng Quân đi công tác vắng, chúng tôi sẽ báo cáo lên Bộ xin đặc cách cho nhạc sĩ Phạm Tuyên và có câu trả lời vào ngày 24/8 tới. Cá nhân tôi cho rằng, nhạc sĩ Phạm Tuyên xứng đáng được Giải thưởng Hồ Chí Minh từ năm 2005”.

Có mặt tại buổi gặp gỡ báo chí, nhạc sĩ Văn Dung – người làm việc lâu năm với nhạc sĩ Phạm Tuyên – cho biết: “Nếu hỏi tôi có thích nhạc của Phạm Tuyên không thì tôi trả lời là không nhưng tôi cho rằng, anh Phạm Tuyên rất phù hợp với giải thưởng Hồ Chí Minh bởi những cống hiến cho sự nghiệp cách mạng, giải phóng đất nước”.

Nhạc sĩ Phạm Tuyên sinh ngày 30/1/1930, quê ở Bình Giang, Hải Hưng. Ông là con thứ 9 của nhà báo Phạm Quỳnh.

Năm 1949, ông công tác tại Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn. Năm 1950, là Đại đội trưởng Thiếu sinh quân Việt Nam. Trong thời gian này, ông đã có những chùm ca khúc về Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn, về Thiếu sinh quân Việt Nam.

Từ năm 1958, ông công tác tại Đài tiếng nói Việt Nam, đảm nhiệm nhiều chức vụ chỉ đạo về biên tập âm nhạc. Từ đó cho đến năm 1975, ông đã sáng tác nhiều bài hát được nhiều người biết như Bài ca người thợ rừng, Bài ca người thợ mỏ, hợp xướng Miền Nam anh dũng và bất khuất, Bám biển quê hương, Yêu biết mấy những con đường, Chiếc gậy Trường Sơn, Gảy đàn lên hỡi người bạn Mỹ, Từ làng Sen, Đêm Cha Lo, Từ một ngã tư đường phố

Bài Như có Bác trong ngày đại thắng được ông sáng tác đêm 28/4/1975, tập và thu âm ngay trong chiều 30/4/1975 để phát sóng trong bản tin thời sự đặc biệt lúc 17h của Đài tiếng nói Việt Nam, công bố tin giải phóng miền Nam.

Sau 1975, ông có những ca khúc phổ biến như: Gửi nắng cho em, Con kênh ta đào, Màu cờ tôi yêu (thơ Diệp Minh Tuyền), Thành phố mười mùa hoa (thơ Lệ Bình)…

Bên cạnh đó, Phạm Tuyên có nhiều sáng tác nổi tiếng cho thiếu nhi: Tiến lên đoàn viên, Chiếc đèn ông sao, Hành khúc Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Hát dưới cờ Hà Nội, Gặp nhau giữa trời thu Hà Nội, Đêm pháo hoa, Cô và mẹ,…

Ông là Ủy viên Thường vụ Ban Chấp hành Hội nhạc sĩ Việt Nam từ năm 1963 -1983.

Phạm Tuyên hiện đã nghỉ hưu và sống tại Hà Nội.

Theo Vnexpress

Tác giả “Chiếc gậy Trường Sơn” không làm hồ sơ đăng ký giải thưởng Hồ Chí Minh. Việc Hội nhạc sĩ Hà Nội có công văn đề nghị xét giải cho Phạm Tuyên là không đúng quy cách nhưng Hội nhạc sĩ VN sẽ đề xuất lên các cấp lãnh đạo xin xét đặc cách cho nhạc sĩ 82 tuổi.
> ‘Hội nhạc sĩ không sai khi xét Giải thưởng Nhà nước’

Nhạc sĩ Phạm Tuyên
Việc nhạc sĩ Phạm Tuyên không lọt vào đề cử Giải thưởng Hồ Chí Minh lần này gây bất ngờ cho nhiều người. Ảnh: ST.

Năm 2001, nhạc sĩ Phạm Tuyên được trao Giải thưởng Nhà nước cho cụm 5 tác phẩm: Đảng đã cho ta một mùa xuân, Bám biển quê hương, Chiếc gậy Trường Sơn, Gảy đàn lên hỡi người bạn Mỹ, Như có Bác trong ngày đại thắng. Năm 2005, Phạm Tuyên được đề cử giải thưởng Hồ Chí Minh nhưng không đạt vì ông chưa có cụm công trình nào xuất sắc hơn cụm công trình đã được Giải thưởng Nhà nước.

Lần xét giải thưởng này, Phạm Tuyên không làm hồ sơ. Nhưng cuối năm 2010, Hội Âm nhạc Hà Nội đã có công văn gửi đi nhiều nơi, trong đó có Bộ, Hội Nhạc sĩ Việt Nam đề nghị đưa nhạc sĩ Phạm Tuyên vào danh sách xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh.

Nhạc sĩ Hoàng Hà cũng không làm mà do con trai ông tự gửi lên Hội nhạc sĩ Việt Nam. Theo nhận định của nhạc sĩ Văn Dung, đây là việc dễ hiểu vì “những người tự trọng không bao giờ xin giải”. “Ở nước ngoài, sẽ có một hội đồng hàn lâm lựa chọn những người xứng đáng, ở nước ta thì vẫn tồn tại cơ chế xin cho” – nhạc sĩ Văn Dung nhận xét. Lần xét Giải thưởng Hồ Chí Minh đầu tiên (1996), 5 nhạc sĩ được vinh danh mà không cần làm hồ sơ là Đỗ Nhuận, Lưu Hữu Phước, Văn Cao, Hoàng Việt, Nguyễn Xuân Khoát. Còn những lần sau này, các nhạc sĩ đều phải nộp hồ sơ xét qua 3 cấp: Hội đồng cấp cơ sở – Hội đồng cấp Bộ, Tỉnh, Ngành – Hội đồng cấp Nhà nước.

Năm nay, hồ sơ của nhạc sĩ Hoàng Hà không vượt qua cuộc bỏ phiếu của Hội đồng cấp cơ sở. Còn công văn đề nghị của Hội Âm nhạc Hà Nội đối với nhạc sĩ Phạm Tuyên không được tính là hồ sơ hợp lệ. Duy nhất nhạc sĩ Văn Chung – với những ca khúc như: Đợi anh về (thơ Simonov – Nga), Ba cô gái đảm, Đếm sao, Pì Noọng ơi, hợp xướng nhạc Bác đời đời vẫn sống, tác phẩm khí nhạc Tiếng sáo quê hương… có tên trong đề cử Giải thưởng Hồ Chí Minh cho lĩnh vực âm nhạc lần này.

Dù đã trả lời về trường hợp của nhạc sĩ Phạm Tuyên trong cuộc họp báo chiều 11/8, trước thắc mắc của báo giới, ông Phạm Ngọc Khôi – Phó chủ tịch Hội nhạc sĩ Việt Nam – tiếp tục khẳng định trong cuộc họp chiều 22/8 rằng: “Về lý, Hội nhạc sĩ Hà Nội đã làm sai. Xét giải thì phải có hồ sơ. Khi Hội nhạc sĩ Hà Nội gửi công văn lên cho Bộ và Bộ trưởng tức là đã vượt cấp, Hội nhạc sĩ Việt Nam không can thiệp vào được”. Ông Khôi khẳng định, chỉ có Hội đồng cấp Bộ, cấp Nhà nước mới có quyền xét đặc cách (không cần hồ sơ) cho trường hợp nhạc sĩ Phạm Tuyên, còn Hội đồng cấp cơ sở không có quyền làm điều này.

Ông
Nhạc sĩ Phạm Ngọc Khôi, Văn Dung, Cát Vận trong buổi họp báo chiều 22/8. Ảnh: Ngọc Trần.

Tuy nhiên ông Khôi cũng nhất trí với các phóng viên rằng, người Việt Nam vốn trọng cái tình. Nhạc sĩ Phạm Tuyên đã 82 tuổi – không còn nhiều thời gian để chờ đợi các đợt xét tặng giải thưởng Nhà nước (diễn ra 5 năm một lần). Vì thế, ông Khôi đã hứa: “Hội nhạc sĩ Việt Nam rất ủng hộ nhạc sĩ Phạm Tuyên. Chúng tôi sẽ có đề xuất, lựa chọn động thái phù hợp để tác động lên các cấp lãnh đạo trong vấn đề này”. Nhạc sĩ Cát Vận – thành viên Hội nhạc sĩ Việt Nam – cũng khẳng định: “Hiện đồng chí Chủ tịch Hội nhạc sĩ Việt Nam Đỗ Hồng Quân đi công tác vắng, chúng tôi sẽ báo cáo lên Bộ xin đặc cách cho nhạc sĩ Phạm Tuyên và có câu trả lời vào ngày 24/8 tới. Cá nhân tôi cho rằng, nhạc sĩ Phạm Tuyên xứng đáng được Giải thưởng Hồ Chí Minh từ năm 2005”.

Có mặt tại buổi gặp gỡ báo chí, nhạc sĩ Văn Dung – người làm việc lâu năm với nhạc sĩ Phạm Tuyên – cho biết: “Nếu hỏi tôi có thích nhạc của Phạm Tuyên không thì tôi trả lời là không nhưng tôi cho rằng, anh Phạm Tuyên rất phù hợp với giải thưởng Hồ Chí Minh bởi những cống hiến cho sự nghiệp cách mạng, giải phóng đất nước”.

Nhạc sĩ Phạm Tuyên sinh ngày 30/1/1930, quê ở Bình Giang, Hải Hưng. Ông là con thứ 9 của nhà báo Phạm Quỳnh.

Năm 1949, ông công tác tại Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn. Năm 1950, là Đại đội trưởng Thiếu sinh quân Việt Nam. Trong thời gian này, ông đã có những chùm ca khúc về Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn, về Thiếu sinh quân Việt Nam.

Từ năm 1958, ông công tác tại Đài tiếng nói Việt Nam, đảm nhiệm nhiều chức vụ chỉ đạo về biên tập âm nhạc. Từ đó cho đến năm 1975, ông đã sáng tác nhiều bài hát được nhiều người biết như Bài ca người thợ rừng, Bài ca người thợ mỏ, hợp xướng Miền Nam anh dũng và bất khuất, Bám biển quê hương, Yêu biết mấy những con đường, Chiếc gậy Trường Sơn, Gảy đàn lên hỡi người bạn Mỹ, Từ làng Sen, Đêm Cha Lo, Từ một ngã tư đường phố

Bài Như có Bác trong ngày đại thắng được ông sáng tác đêm 28/4/1975, tập và thu âm ngay trong chiều 30/4/1975 để phát sóng trong bản tin thời sự đặc biệt lúc 17h của Đài tiếng nói Việt Nam, công bố tin giải phóng miền Nam.

Sau 1975, ông có những ca khúc phổ biến như: Gửi nắng cho em, Con kênh ta đào, Màu cờ tôi yêu (thơ Diệp Minh Tuyền), Thành phố mười mùa hoa (thơ Lệ Bình)…

Bên cạnh đó, Phạm Tuyên có nhiều sáng tác nổi tiếng cho thiếu nhi: Tiến lên đoàn viên, Chiếc đèn ông sao, Hành khúc Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Hát dưới cờ Hà Nội, Gặp nhau giữa trời thu Hà Nội, Đêm pháo hoa, Cô và mẹ,…

Ông là Ủy viên Thường vụ Ban Chấp hành Hội nhạc sĩ Việt Nam từ năm 1963 -1983.

Phạm Tuyên hiện đã nghỉ hưu và sống tại Hà Nội.