Vài món ăn dành cho tết cổ truyền

195

1. Dưa cải chua

Nguyên liệu:

– 1 kg cải xạ loại cọng to, dày

– 100 gr muối hột

– 100 gr đường.

Vài món ăn dành cho tết cổ truyền

Cách làm:

– Cải rửa sạch, có thể để nguyên cây, tách ra từng bẹ lá hoặc cắt khúc khoảng 4 cm tùy theo ‎ thích của người làm. Phơi cải ngoài nắng khoảng nữa buổi để cải héo, sau đó mang vào để cải mát hẳn mới chế biến.

Xếp cải vào thố sành hoặc keo thủy tinh. Muối cho vào nước đun sôi, vớt bọt, lọc sạch. Để nước muối thật nguội mới đổ vào thố ngập mặt cải. Đậy nắp kín, để chổ mát. Ngâm dưa cải khoảng 2 – 3 ngày, cho thêm đường vào trộn đều. Sau đó ngâm tiếp một ngày nữa là dùng được. 

Chú ý: Dưa cải chua bắt đầu ăn được có thể giữ trong một tuần. Tuy nhiên, nếu để quá lâu dưa cải sẽ nhũn và quá chua. Sau khi dưa cải ăn được, để thêm khoảng 4 – 5 ngày. Sau đó vớt ra cho vào tủ lạnh ăn dần dưa cải sẽ ngon và không bị quá chua. Có thể chia dưa cải làm nhiều phần đựng riêng trong hộp, phần nào ăn trước thì trộn thêm hành, ớt, tỏi để tăng thêm hương vị thơm ngon.

Tai heo ngâm giấm

Nguyên liệu:

Khoảng 1 kg lỗ tai heo, ít phèn chua, ít muối, 1 lít giấm, 500 gr đường cát trắng, ít bột ngọt và một trái dừa xiêm. 

Vài món ăn dành cho tết cổ truyền

Cách làm:

Tai heo cạo rửa sạch. Khi luộc cho vào 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng súp phèn chua. Chú ý chỉ luộc thịt vừa chín. Vớt thịt ra ngâm nước nóng. Rửa sạch lại bằng nước sôi rồi để ráo. Giấm, đường, bột ngọt, muối nấu sôi để nguội và lược sạch.  Xếp lỗ tai heo vào keo, chế nước giấm đường muối bột ngọt và ngập mặt, dùng đũa tre ém chặt, gài kín lại để khoảng 3 ngày là ăn được. 

Chú ý: Lỗ tai không bị váng, giòn, chua chua ngọt ngọt là đạt. 

Dưa kiệu

Nguyên liệu:

1 kg kiệu Huế, 1 chén tro bếp, 50 gr muối, 600gr đường và khoảng 0,8 lít giấm trắng. 

Vài món ăn dành cho tết cổ truyền

Cách làm:

Kiệu cắt ớt lá, để rễ, rửa sạch cát đất. Cho kiệu vào thau, tro bếp đánh đều ra nước ngâm với nước ngập mặt kiệu 1 ngày. Xả sạch kiệu cắt rễ, phơi 3 nắng cho kiệu thật khô. Cắt sát rễ, lá, vỏ lụa. Ngâm kiệu với nước muối ½ ngày, vớt ra để thật ráo. Nấu giấm với đường và 1 muỗng cà phê muối. Hớt bọt thật kỷ. Đợi giấm nguội hoàn toàn, xếp kiệu vào keo, chế nước giấm đường vào. Dùng cọng tre gài cho kiệu chìm trong nước giấm đường. Kiệu để khoảng 3 tuần lễ là dùng được. 

 

Dưa món

Nguyên liệu: 

– 300g kiệu, 50g ớt hiểm, 2 củ cà rốt, 2 củ cải trắng, 4 trái dưa leo, 2 củ su hào, nửa trái thơm, 2 chén nước mắm, 4 chén đường 

Cách làm Dưa món

Thực hiện: 

– Kiệu cắt bỏ lá, ngâm nước tro để qua đêm, phơi khô cắt rễ, bóc sạch vỏ. Rửa lại bằng nước muối sau đó phơi khô lần nữa. 

– Cà rốt, củ cải trắng, su hào gọt sạch vỏ, thơm thái lát mỏng, xóc muối để 30 phút, rửa sạch lại phơi khô. 

– Cho đường và nước lạnh vào nước mắm, sao cho ngọt, mặn vừa phải rồi bắc lên bếp để lửa nhỏ, khuấy đều. Khi đường vừa tan nhắc xuống, tiếp tục khuấy đến khi hỗn hợp nguội hẳn. 

– Xếp kiệu, ớt, cà rốt, củ cải trắng, su hào, dưa leo, thơm vào keo, rót nước mắm đường vào ngập nguyên liệu. Ngâm khoảng một ngày là dùng được. Nếu muốn để lâu thì bỏ trong tủ lạnh ăn dần  Ăn kèm với bánh chưng, bánh tét rất ngon.

 

Thịt đông

 

Mức khoai môn

Nguyên liệu: 

– 200g khoai môn

– 3 muỗng súp đường cát

– 2 muỗng súp nước Dầu để chiên và một ít hành hoa cắt thật nhuyễn

Cách làm: 

Mứt khoai môn
 

Khoai môn bào vỏ rửa sạch, lau khô, rồi cắt thành hình thỏi cỡ ngón trỏ hoặc cắt thành hình vuông như quân cờ cũng được. Cho dầu vào chảo đặt lên bếp chiên khoai cho chín, không chiên khoai quá vàng, khi chiên nên để lửa vừa. Khi khoai chín thì vặn to lửa để khoai không bị hút dầu, vớt khoai ra cho ráo dầu.

 
Mứt khoai môn
 
Sau đó trút phần dầu chiên khoai ra tô, trong chảo còn dư tí xíu dầu thì cho hành hoa vào phi cho thơm rồi xúc hành ra ngoài chén.  
 

Tiếp đến cho nước và đường vô chảo, nấu đến khi đường bắt đầu keo lại thì cho khoai chiên và hành hoa phi vào, đảo cho đều tay, lúc này nên để lửa thiệt nhỏ.  
 
Đảo đến khi thấy đường gần khô và khoai rời ra không kết dính lại thì tắt lửa, tiếp tục đảo đều đến khi đường khô hoàn toàn.

 
 Mứt khoai môn

 
Phần ngoài miếng khoai môn thấm hết phần đường kết tinh trăng trắng là thành công. Cho mứt khoai môn ra ngoài để nguội là ăn được, có thể cho vào một chiếc lọ sạch đậy kín nắp, dùng chừng một tuần.  
 
Món ăn này dùng với trà nóng, pha trà cho đậm một chút sẽ rất ngon.

Sưu Tầm