Chương trình Hoạt động của hệ thống Nhà thiếu nhi tỉnh Khánh Hòa năm 2012

440

         ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH

HỘI ĐỒNG ĐỘI TỈNH KHÁNH HÒA           Khánh Hòa, ngày 24 tháng 2 năm 2012

                         ***

                 Số: 487/CT-HĐĐ

 

CHƯƠNG TRÌNH

Hoạt động của hệ thống Nhà thiếu nhi tỉnh Khánh Hòa

năm 2012

————

         Năm 2012 là năm diễn ra Đại hội Đoàn các cấp tiến tới Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X; triển khai Đề án: “Quy hoạch tổng thể và chính sách hỗ trợ phát triển văn hóa, vui chơi giải trí cho trẻ em” giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn 2020, Hội đồng Đội tỉnh Khánh Hòa xây dựng chương trình hoạt động hệ thống các Nhà Thiếu nhi năm 2012, với nội dung, giải pháp cụ thể như sau:

I. CHỦ ĐỀ: “Nâng cao chất lượng phục vụ thiếu nhi”

II. TRỌNG TÂM CÔNG TÁC

1. Tiếp tục mở rộng các loại hình hoạt động theo hướng đa dạng hóa, tạo ra nhiều sân chơi bổ ích lí thú, phù hợp với tâm sinh lí trẻ em, thu hút đông đảo các đối tượng thiếu nhi phát triển toàn diện, xứng đáng là con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ.

2 Tiếp tục triển khai có hiệu quả nghị quyết số 06 NQ/TWĐTN, ngày 29/3/2010 của Ban Chấp Hành Trung ương Đoàn khóa IX về “Tăng cường tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí cho thiếu niên,nhi đồng”; tổ chức các hoạt động chào mừng Đại hội Đoàn các cấp, tiến tới Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X.

3. Triển khai hiệu quả Đề án: “Quy hoạch tổng thể và chính sách hỗ trợ phát triển cơ sở văn hóa, vui chơi giải trí cho trẻ em” giai đoạn 2011-2012, tầm nhìn 2020 thông qua việc phát triển các loại hình vui chơi giải trí cho trẻ em, đẩy mạnh việc đầu tư, đẩy mạnh hoạt động của hệ thống Nhà thiếu nhi cấp huyện, tạo điều kiện xây dựng, phát triển Nhà thiếu nhi ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, vùng đồng bào dân tộc.

III. NỘI DUNG, GIẢI PHÁP CỤ THỂ

1. Hoạt động vui chơi giải trí

* Nội dung, giải pháp

– Đa dạng hóa các loại hình vui chơi giải trí cho thiếu nhi thông qua việc phát triển các hoạt động vui chơi ngoài trời, mở rộng mô hình sân chơi lưu động nhằm thu hút đông đảo thiếu nhi tham gia; duy trì các loại hình trò chơi dân gian để giáo dục các em giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc.

– Từng bước đầu tư, xã hội hóa các sân chơi công nghệ cao, các trò chơi hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của thiếu nhi, tạo điều kiện để các em tiếp cận với các mô hình trò chơi mang tính sáng tạo, kích thích sự phát triển tư duy của các em.

– Tăng cường tổ chức các cuộc thi, liên hoan nghệ thuật, các chương trình giao lưu, hội trại, hành trình về nguồn, thăm quan dã ngoại, gắn với giáo dục phát triển truyền thống và kĩ năng sống cho thiếu nhi.

* Chỉ tiêu

– Nhà thiếu nhi cấp tỉnh tổ chức ít nhất 01 chương trình giao lưu nghệ thuật, gặp gỡ, mít tinh chào mừng Đại hội Đại biểu các cấp tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ X.

– Nhà Thiếu nhi cấp tỉnh và 70% Nhà thiếu nhi cấp huyện tổ chức được các hoạt động vui chơi, giải trí trong nhà và ngoài trời.

– Duy trì tổ chức các chương trình vui chơi, giải trí phục vụ thiếu nhi nhân ngày quốc tế Thiếu nhi 1/6 và Tết Trung thu.

2. Hoạt động bồi dưỡng, phát hiện năng khiếu

* Nôi dung, giải pháp

– Mở rộng các hình thức sáng tạo, liên kết đào tạo, bồi dưỡng phát triển năng khiếu cho thiếu nhi, đặc biệt là thiếu nhi vùng sâu vùng xa, thiếu nhi có hoàn cảnh đặc biệt khhó khăn thông qua các cuộc thi đấu thể thao, các hoạt động quần chúng tại cơ sở.

– Tiếp tục xây dựng và phát triển các bộ môn năng khiếu, các đội, nhóm chuyên có tính hấp dẫn và phù hợp với nhu cầu trẻ em; quan tâm đầu tư các lớp ngoại ngữ, công nghệ thông tin, các Câu lạc bộ sáng tạo, giúp các em tiếp cận với các bô môn khoa học , từng bước hội nhập quốc tế.

– Tăng cường bồi dưỡng năng lực giáo viên, cộng tác viên chuyên sâu các lại hình thức năng khiếu; đầu tư xây dựng, biên soạn khung chuơng trình, giáo án, bài giảng cho các lớp năng khiếu, đảm bảo thiết thực, hiệu quả và hiện đại.

* Chỉ tiêu

– Nhà thiếu nhi cấp tỉnh trong năm tổ chức được ít nhất 05 loại hình đào tạo, bồi dưỡng năng khiếu; Nhà thiếu nhi cấp huyện tổ chức ít nhất 02 loại hình đào tạo năng khiếu cho thiếu nhi.

– Mỗi nhà thiếu nhi cấp huyện tổ chức được ít nhất 01 lớp đào tạo về công nghệ thông tin, có 01 điểm truy cập Internet dành cho thiếu nhi; Nhà thiếu nhi cấp tỉnh tổ chức ít nhất 03 lớp đào tạo về công nghệ thông tin và ngoại ngữ; có ít nhất 01 điểm truy cập Internet dành cho thếu nhi.

– Duy trì được hoạt động thường xuyên của Câu lạc bộ ngoại ngữ, tin học, Câu lạc bộ sáng tác thơ, văn tuổi học trò.

3.Hoạt động phương pháp công tác Đội

* Nội dung giải pháp

– Hướng dẫn, xây dựng chuyển giao các mô hình hoạt động Đội về cơ sở, củng cố nâng cao chất lượng của Đội Nghi thức, Đội tuyên truyền măng non, các đội, nhóm chuyên để phục vụ các hoạt động của địa phương.

– Phối hợp với hội Đồng Đội để duy trì các hình thức tập huấn, đào tạo nghiệp vụ, hỹ năng cho đội ngũ phụ trách thiếu nhi, cán bô Đội ở các cấp, chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động của các câu lạc bộ giáo viên Tổng phụ trách Đội và câu lạc Bộ cán bộ chỉ huy.

– Đẩy mạnh công tác ngiên cứu , xây dựng mô hình hoạt động thiếu nhi trên địa bàn dân cư.

* Chỉ tiêu: Nhà Thiếu nhi cấp huyện tô chức tập huấn 1 lớp tập huấn; Nhà thiếu nhi cấp tỉnh tổ chức ít nhất 02 lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ phụ trách và chỉ huy Đội về nghiệp vụ công tác Đội.

– 100% Nhà thiếu nhi cấp huyện có Đội nghi lễ với đầy đủ trang thiết bị theo quy định của Nghi thức Đội.

– Duy trì hoạt động thường xuyên các đội Tuyên truyền măng non, phát thanh măng non, CLB Phóng viên nhỏ, CLB Quyền trẻ em, CLB giáo viên – Tổng phụ trách Đội, CLB Chỉ huy Đội.

– Mỗi nhà thiếu nhi cấp huyện phấn đấu xây dựng 01 hoạt động Đội ở địa bàn dân cư, Nhà thiếu nhi tỉnh xây dựng và chuyển giao ít nhất 02 mô hình hoạt động Đội về cơ sở.

4. Các hoạt động xã hội nhân đạo từ thiện

* Nội dung, giải pháp:

– Duy trì các hoạt động giao lưu kết nghĩa giữa các Nhà thiếu nhi có điều kiện với các Nhà thiếu nhi vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Quan tâm giúp đỡ hoạt động thiếu nhi tại Huyện Trường Sa.

– Tăng cường hoạt động truyền thông bảo vệ môi trường, phòng chống tai nạn thương tích, An toàn giao thông,… cho thiếu nhi thông qua các đội tuyên truyền Măng non, lồng ghép các chương trình nghệ thuật, sân khấu hóa.

– Tăng cường các hoạt động thăm hỏi, tặng quà học bổng miễn phí các lớp năng khiếu sinh hoạt cho thiếu nhi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, các con em gia đình chính sách và gia đình có công với đất nước.

* Chỉ tiêu:

– Nhà thiếu nhi cấp tỉnh tổ chức ít nhất 03 chương trình biểu diễn văn hóa, nghệ thuật phục vụ thiếu nhi miền núi, vùng dân tộc thiểu số, thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

– Mỗi Nhà Thiếu Nhi cấp huyện trong một năm tổ chức được ít nhất 01 hoạt động giao lưu, kết nghĩa, thăm hỏi, tặng quà với thiếu nhi các xã vùng sâu, vùng xa vùng núi, vùng dân tộc, vùng bị thiên tai, lũ lụ tại địa phương.

– Nhà Thiếu nhi cấp Tỉnh, cấp huyện có điều kiện thuận lợi nhận giúp đỡ phát triển 01 điểm vui chơi cấp xã tại địa phương.

– Nhà Thiếu nhi các cấp có hoạt động tuyên truyền về tình hữu nghị của thiếu nhi Việt Nam với thiếu nhi thế giới.

5. Xây dựng cơ sở vật chất:

* Nội dung, giải pháp:

– Tiếp tục thực hiện nghị quyết số 25 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Đề án quy hoạch tổng thể và chính sách hỗ trợ phát triển cơ sở văn hóa, vui chơi giải trí cho trẻ em giai đoạn 2011-2012 tầm nhìn 2020, tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương phân bổ quỹ đất, nguồn lực xây dựng Nhà Thiếu nhi cấp huyện, các điểm vui chơi giải trí tại xã phường.

– Tranh thủ các nguồn lực, đẩy mạnh hơn công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa theo tinh thần của Đảng, Nhà nước, đa dạng hóa các hoạt động theo mô hình liên doanh, liên kết tạo nguồn lực đầu tư cho các hoạt động hưởng thụ văn hóa tinh thần, vui chơi giải trí của thiếu nhi.

* Chỉ tiêu:

– Nhà Thiếu nhi tỉnh đạt 80% trang thiết bị phục vụ cho các môn học năng khiếu, có khu vui chơi ngoài trời.

– Nhà Thiếu Nhi cấp huyện đầu tư ít nhất 50% trang thiết bị phục vụ hoạt động Văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao.

IV. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO

1. Cấp tỉnh.

– Tiếp tục tham mưa với Tỉnh ủy, HĐND tỉnh trong việc lập Đề án quy hoạch tổng thể hệ thống các nhà thiếu nhi cấp tỉnh và cấp huyện.

– Mở rộng công tác truyền thông về những chủ trương chính sách đối với công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; về hoạt động hệ thống Nhà thiếu nhi; kịp thời động viên khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác trẻ em.

– Tăng cường sự quản lí, chỉ đạo định hướng của tỉnh Đoàn, các huyện, thị, thành Đoàn đối với hệ thống Nhà thiếu nhi trong toàn tỉnh; phát huy vai trò hướng dẫn của Nhà thiếu nhi cấp tỉnh đối với hệ thống Nhà thiếu nhi cấp huyện.

2. Cấp huyện.

– Chủ động làm tốt công tác tham mưa, phối hợp với các cấp ủy Đảng, chính quyền các ngành, đoàn thể trong việc lập Đề án quy hoạch tổng thể hệ thống các Nhà thiếu nhi cấp huyện, đặc biệt là huyện Khánh Sơn.

VI. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG LỚN.

1. Tham gia Hoạt động cấp khu vực và toàn quốc:

+ Liên hoan “Trống kèn Đội ta” khu vực phía Nam tại Quảng Ngãi.

+ Liên hoan “Búp sen hồng” khu vực phía Nam tai Lâm Đồng.

+ Liên hoan “Phụ trách tài năng” khu vực phía Nam tại An Giang.

+ Hội nghị CLB Nghiệp vụ Nhà Thiếu nhi khu vực phía Nam, Ban chủ nhiệm Nhà thiếu nhi 2 miền.

+ Liên hoan chủ đề măng non theo chủ đề tại các cụm, khu vực.

– “ Liên hoan văn hóa Thiếu nhi các dân tộc” năm 2012 tại Hải Phòng.

– Hội nghị tổng kết hoạt động hệ thống Nhà thiếu nhi 2012 và tập huấn nghiệp vụ, triển khai Chương trình hoạt động năm 2013.

2. Hoạt động cấp tỉnh:

+ Tham gia Hội trại Đại hội cháu ngoan Bác Hồ do Hội đồng Đội tỉnh tổ chức.

+ Tập huấn Liên đội trưởng các trường Khối Tiểu học năm học 2012 – 2013; đồng thời tổ chức một số hoạt động do Nhà thiếu nhi tỉnh triển khai ngay từ đầu năm.

Trên đây là chương trình hoạt động của hệ thống Nhà Thiếu nhi tỉnh Khánh Hòa năm 2012, các đơn vị căn cứ tình hình thực tiễn của địa phương triển khai thực hiện và báo cáo về Hội đồng Đội tỉnh theo quy định.

TM. HỘI ĐỒNG ĐỘI TỈNH KHÁNH HÒA

CHỦ TỊCH              

(Đã ký)                

Nơi nhận:

– Hội đồng Đội Trung ương (b/c);

– BTV Tỉnh Đoàn (b/c);

– Sở VHTT&Du lịch;

– Sở GD&ĐT, Sở LĐTB&XH;  

– BTV Đoàn, HĐĐ các huyện, thị, thành phố;

– Nhà thiếu nhi tỉnh;

– Các NTN huyện;                              

– Lưu HĐĐ.

Nguyễn Văn Nhuận