HỘI SINH VIÊN VIỆT NAM
BAN CHẤP HÀNH TỈNH KHÁNH HÒA
*** Khánh Hòa , ngày 17 tháng 05 năm 2011
Số: 22 HD/HSV
HƯỚNG DẪN
Sơ kết công tác Hội và phong trào sinh viên
giữa nhiệm kỳ Đại hội VIII Hội Sinh viên Việt Nam (2009 – 2013)
———-
Căn cứ hướng dẫn số 61-HD/HSV ngày 18/04/2011 của Ban Thư ký Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam về việc hướng dẫn đánh giá công tác Hội và phong trào sinh viên giữa nhiệm kỳ Đại hội VIII Hội Sinh viên Việt Nam (2009 – 2013). Ban thư ký Hội Sinh viên Việt Nam tỉnh Khánh hòa xây dựng hướng dẫn sơ kết công tác Hội và phong trào sinh viên giữa nhiệm kỳ Đại hội VIII Hội Sinh viên Việt Nam (2009 – 2013) cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
– Đánh giá kết quả thực hiện 02 cuộc vận động, 05 chương trình của Hội Sinh viên Việt Nam và 07 chỉ tiêu cơ bản đã đặt ra trong nửa nhiệm kỳ đầu Đại hội VIII Hội Sinh viên Việt Nam. Đánh giá rõ những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế, bài học kinh nghiệm trên từng mặt công tác; mức độ thực hiện các chỉ tiêu đề ra. Trên cơ sở đó đề xuất, kiến nghị những giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác Hội và phong trào sinh viên trong nửa cuối nhiệm kỳ Đại hội VIII Hội Sinh viên Việt Nam.
– Đánh giá việc triển khai thực hiện các Kết luận, Hướng dẫn của Ban Chấp hành, Ban Thư ký Trung ương Hội khóa VIII; những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện; giới thiệu những mô hình hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả.
– Việc tổng kết tiến hành từ cấp cơ sở. Báo cáo tổng kết cần ngắn gọn, khái quát cao, có số liệu minh hoạ cụ thể cho mỗi hoạt động triển khai.
II. TÌNH HÌNH SINH VIÊN NỬA ĐẦU NHIỆM KỲ:
Đề nghị tập trung đánh giá một số nội dung cơ bản sau:
– Nhận thức chính trị và tính tích cực chính trị – xã hội của sinh viên.
– Đạo đức, lối sống của sinh viên.
– Sức khoẻ và thể trạng của sinh viên.
– Mong muốn, nguyện vọng của sinh viên.
– Tình hình học tập, nghiên cứu khoa học của sinh viên.
– Đời sống của sinh viên.
III. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU (tính đến ngày 30/6/2011):
MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH CHỈ TIÊU ĐẾN HẾT NHIỆM KỲ: (Theo mẫu gửi kèm)
IV. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CÔNG TÁC HỘI VÀ PHONG TRÀO SINH VIÊN NỬA ĐẦU NHIỆM KỲ:
1. Nội dung:
1.1- Cuộc vận động “Sinh viên 5 tốt”, đề nghị tập trung đánh giá:
– Công tác tuyên truyền về cuộc vận động.
– Các giải pháp hỗ trợ sinh viên đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt”: học tập, rèn luyện đạo đức, lối sống, thể lực, kỹ năng, họi nhập quốc tế.
– Công tác bình xét, trao tặng danh hiệu “Sinh viên 5 tốt”.
– Mô hình, cách làm hiệu quả trong triển khai cuộc vận động.
1.2- Cuộc vận động “Sinh viên xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh”, đề nghị tập trung đánh giá:
– Công tác tuyên truyền về cuộc vận động.
– Công tác bình xét, trao tặng danh hiệu “Tập thể thân thiện, lành mạnh”.
– Mô hình, cách làm hiệu quả trong triển khai cuộc vận động.
1.3- Chương trình sinh viên rèn luyện đạo đức, tác phong:
* Cuộc vận động “Sinh viên Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”, đề nghị tập trung đánh giá:
– Các hoạt động tổ chức cho sinh viên suy nghĩ và hành động theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tình yêu đất nước, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu kỷ luật.
– Kết quả Chương trình “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ Việt Nam vì dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
* Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, truyền thống, văn hóa hình thành phong cách người sinh viên Việt Nam, đề nghị tập trung đánh giá:
– Các hoạt động quán triệt tới sinh viên Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” và “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Nghị quyết Đại hội Đoàn Toàn quốc lần thứ IX, các nghị quyết của Hội Sinh viên, xây dựng chương trình hành động của đơn vị.
– Các hoạt động bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho hội viên, sinh viên về các giá trị truyền thống, ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
– Các hoạt động xây dựng tập thể chi hội, lớp, phòng ở, ký túc xá, nhà trọ văn hóa.
* Công tác định hướng giá trị, giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên, đề nghị tập trung đánh giá:
– Các hoạt động định hướng giá trị về học tập, về lối sống, về mối quan hệ giữa con người với con người cho sinh viên.
– Các diễn đàn sống đẹp, các sinh hoạt văn hóa.
– Các hoạt động tư vấn cho sinh viên về tình bạn, tình yêu, sức khoẻ sinh sản; phê phán, đấu tranh với lối sống không lành mạnh, bài trừ mê tin dị đoan, “sống thử”.
– Các hoạt động tổ chức sinh viên ký cam kết không tham gia chơi lô, đề, đánh bài bạc, ma tuý, mại dâm, đua xe và cổ vũ đua xe, xem và truyền bá văn hoá đồi truỵ, truy cập các trang Internet không lành mạnh.
* Hoạt động hưởng ứng các cuộc vận động của ngành giáo dục và đào tạo, đề nghị tập trung đánh giá:
– Hoạt động tuyên truyền, giáo dục và đấu tranh phòng chống các tiêu cực thi, kiểm tra.
– Các hoạt động giáo dục truyền thống tôn sư, trọng đạo; tương thân, tương ái; tham gia xây dựng nhà trường, khu dân cư văn hóa.
– Các hoạt động phối hợp tổ chức cho sinh viên học tập và thực hiện các đợt sinh hoạt công dân – sinh viên đầu khoá, cuối khóa học.
* Hoạt động giáo dục, huấn luyện kỹ năng cho sinh viên, đề nghị tập trung đánh giá:
– Các hoạt động tuyên truyền về các nhóm kỹ năng xã hội (kỹ năng mềm) cho sinh viên.
– Các hoạt động tập thể, sinh hoạt đội, nhóm, câu lạc bộ.
– Các lớp tập huấn, các buổi giới thiệu cho cán bộ, hội viên, sinh viên về các kỹ năng mềm.
2. Chương trình sinh viên học tập, sáng tạo:
* Hoạt động học thuật, tạo môi trường giúp sinh viên học tập, nghiên cứu khoa học, đề nghị tập trung đánh giá:
– Công tác phát triển, hỗ trợ các câu lạc bộ, tổ, đội, nhóm, tập thể sinh viên tự học, nghiên cứu khoa học; các hình thức trao đổi phương pháp học tập.
– Các hình thức giúp nhau trong học tập, hỗ trợ sinh viên nghiên cứu khoa học; hoạt động hỗ trợ sinh viên tham gia chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ về nông thôn, miền núi.
* Hoạt động tham gia đẩy mạnh ứng dụng thực tiễn và cổ vũ sinh viên học tốt, đề nghị tập trung đánh giá:
– Các hoạt động tổ chức sinh viên kiến tập, thực tập, tham quan học tập trao đổi kinh nghiệm.
– Các hoạt động tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các nhà hảo tâm để duy trì và phát triển các quỹ học bổng, quỹ hỗ trợ sinh viên vượt khó học tốt, quỹ nghiên cứu khoa học.
– Hoạt động biểu dương, tôn vinh sinh viên đạt kết quả cao trong các kỳ thi Olimpic, trong nghiên cứu khoa học, trong các cuộc thi học thuật của trường, khu vực, toàn quốc và quốc tế.
3. Chương trình Tư vấn, hỗ trợ sinh viên:
* Hoạt động tư vấn, hỗ trợ về cơ sở vật chất, điều kiện học tập, rèn luyện, đề nghị tập trung đánh giá:
– Hoạt động giới thiệu nhà trọ, việc làm cho sinh viên; mô hình mô hình hỗ trợ sinh viên.
– Hoạt động cung cấp thông tin, hướng dẫn, định hướng sinh viên tìm kiếm, sử dụng có hiệu quả học bổng trong nước cũng như nước ngoài; huy động các nguồn lực trao học bổng cho sinh viên.
– Hoạt động thể dục thể thao trong sinh viên.
* Hoạt động tư vấn tâm lý và tham mưu, hỗ trợ về chính sách, đề nghị tập trung đánh giá:
– Hoạt động tuyên truyền, tư vấn sức khỏe, giới tính, tình yêu, hôn nhân và gia đình, về nghề nghiệp, việc làm cho sinh viên.
– Các hoạt động tham mưu với nhà trường về việc sử dụng các công trình thể thao phục vụ việc rèn luyện sức khỏe của sinh viên; sử dụng giảng đường, thư viện phục vụ việc tự học của sinh viên.
– Các hoạt động tham mưu, đề xuất và phản biện các chính sách liên quan đến sinh viên.
– Các hoạt động bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của sinh viên; tuyên truyền, hướng dẫn, giám sát việc triển khai Quỹ tín dụng đào tạo cho sinh viên.
* Hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên về pháp luật và hội nhập quốc tế, đề nghị tập trung đánh giá:
– Hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức của sinh viên về pháp luật, về kinh tế tri thức và hội nhập kinh tế quốc tế.
– Phong trào học ngoại ngữ, tin học.
– Các hoạt động giao lưu văn hóa, thể thao, các cuộc thi sáng tạo với lưu học sinh nước ngoài học tập tại Việt Nam hoặc với sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng khu vực và thế giới.
– Các hoạt động ứng dụng internet trong việc tạo các sân chơi cho sinh viên Việt Nam với sinh viên khu vực và quốc tế.
* Công tác nữ sinh viên, đề nghị tập trung đánh giá:
– Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các nhà trường, các cấp bộ Hội đối với công tác nữ sinh.
– Các hoạt động góp phần hỗ trợ nữ sinh viên thi đua học tập, nghiên cứu khoa học; hỗ trợ đời sống vật chất và tinh thần cho nữ sinh viên.
– Công tác chăm sóc sức khỏe, giáo dục giới tính, trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng sống cho nữ sinh viên; tập hợp, đoàn kết nữ sinh viên tham gia các phong trào sinh viên, tham gia tổ chức Hội, vì sự tiến bộ của nữ sinh viên.
4. Chương trình Sinh viên tình nguyện:
* Chương trình tiếp sức mùa thi, đề nghị tập trung đánh giá:
– Công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giới thiệu sinh viên nghỉ hè tham gia tư vấn, hướng dẫn học sinh và người nhà thí sinh tại các địa phương.
– Tổ chức các đội sinh viên tình nguyện Tiếp sức mùa thi; đội hình sinh viên tình nguyện tham gia hướng dẫn thủ tục nhập học, tư vấn, tìm kiếm nhà trọ… hỗ trợ sinh viên năm thứ nhất nhập trường; tham gia giữ gìn an ninh trật tự, an toàn giao thông trong các kỳ thi tuyển sinh.
* Hoạt động hiến máu nhân đạo, đề nghị tập trung đánh giá:
– Các đội sinh viên tình nguyện tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia hiến máu nhân đạo.
– Hoạt động của các câu lạc bộ, các đội, nhóm sinh viên tình nguyện hiến máu nhân đạo; Ngày hội sinh viên hiến máu nhân đạo; Ngân hàng máu sống.
* Các hoạt động tình nguyện bảo vệ môi trường, đề nghị tập trung đánh giá:
– Các hoạt động chăm sóc, bảo vệ môi trường sinh thái nhà trường, lớp học và nơi ở xanh, sạch.
– Các công trình, phần việc sinh viên tham gia bảo vệ môi trường.
– Các hoạt động ra quân giữ gìn vệ sinh môi trường tại khu vực ký túc xá, các khu vực trọng điểm ô nhiễm môi trường tại địa phương.
* Các hoạt động tình nguyện phát huy tri thức của sinh viên giải quyết các vấn đề khó khăn của cộng đồng, đề nghị tập trung đánh giá:
– Các đội sinh viên tình nguyện theo chuyên môn, chuyên ngành tham gia hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội vùng khó khăn.
– Hoạt động tình nguyện thường xuyên, tại chỗ gắn với an sinh xã hội.
– Các đội sinh viên tình nguyện tham gia giải quyết những vấn đề cấp thiết, đột xuất của cộng đồng.
5. Chương trình xây dựng Hội Sinh viên Việt Nam vững mạnh:
* Công tác tuyên truyền, phát triển hội viên, đề nghị tập trung đánh giá:
– Công tác tuyên truyền, giới thiệu về Hội Sinh viên và phong trào sinh viên trong sinh viên và trong xã hội.
– Công tác phát triển, quản lý hội viên; bồi dưỡng hội viên ưu tú giới thiệu với Đoàn xem xét kết nạp; phối hợp bồi dưỡng sinh viên ưu tú cho Đảng xem xét kết nạp.
* Tổ chức và phương thức hoạt động của Hội, đề nghị tập trung đánh giá:
– Công tác phát triển chi hội, câu lạc bộ, đội, nhóm.
– Công tác kết nối các đội, nhóm, câu lạc bộ sinh viên Việt Nam ngoài nước với tổ chức Hội trong nước.
– Công tác thông tin, hướng dẫn, trao đổi, giới thiệu mô hình, giải pháp hoạt động công tác Hội và phong trào sinh viên giữa các trường, các khu vực và với sinh viên Việt Nam ở nước ngoài.
* Công tác bồi dưỡng, huấn luyện cán bộ Hội, đề nghị tập trung đánh giá:
– Công tác tập huấn cán bộ Hội các cấp.
– Công tác tuyên dương các đội, nhóm trưởng, chủ nhiệm câu lạc bộ tiêu biểu.
– Công tác biên soạn các tài liệu phục vụ các cuộc vận động, các phong trào, chương trình của Hội.
* Hệ thống thông tin, chỉ đạo và đánh giá, xếp loại, đề nghị tập trung đánh giá:
– Công tác theo dõi, quản lý các loại sổ quản lý hội viên, quản lý cán bộ Hội và tổ chức cơ sở Hội.
– Hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, internet trong xây dựng và sử dụng cơ sở dữ liệu quản lý về tổ chức, cán bộ, hội viên, sinh viên.
– Công tác chỉ đạo, kiểm tra của Hội.
IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ:
1. Xu hướng và những tác động tới sinh viên, tới công tác Hội và phong trào sinh viên trong thời gian nửa cuối nhiệm kỳ (2009 – 2013)
2. Đề xuất kiến nghị.
Ban Thư ký Hội Sinh viên Việt Nam tỉnh Khánh Hòa đề nghị Hội Sinh viên trường Đại học Nha Trang, Hội Sinh viên trường Cao đẳng Sư Phạm Nha Trang tiến hành sơ kết đánh giá công tác Hội và phong trào sinh viên giữa nhiệm kỳ Đại hội VIII Hội Sinh viên Việt Nam (2009 – 2013). Báo cáo sơ kết kèm theo phụ lục số liệu, các mô hình hoạt động hiệu quả, các giải pháp thực hiện trong thời gian tới đề nghị gửi về Văn phòng Hội Sinh viên Việt Nam tỉnh Khánh Hòa trước ngày 09/06/2011. Địa chỉ 06 Hoàng Hoa Thám – Nha Trang ; ĐT: 058.3822454; Mail: ngochaitd@gmail.com.
Nơi nhận: – HSV trường ĐH Nha Trang; – HSV trường CĐSP Nha Trang; – Lưu VP.
|
TM. BTK HỘI SINH VIÊN TỈNH KHÁNH HÒA Chủ tịch
(Đã ký)
Lê Trung Hưng |