Trò chơi thu thập kiến thức

199

1. Xếp chữ:
– Cách chơi: Các em tham gia trò chơi chia làm nhiều nhóm, mỗi nhóm từ 4 – 5 em. Trước khi chơi, quản trò sẽ cắt sẵn nhiều chữ cái bằng giấy vừa đủ để xếp thành những khẩu hiệu như: “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào”, “Học, học nữa, học mãi”…
– Sau đó quản trò đem số chử cái củ từng khẩu hiệu xáo trộn đi (đừng để lẫn chử của khẩu hiệu này sang khẩu hiệu khác) Quản trò mang cho quản trò mỗi nhóm một gói chử mang nội dung của một khẩu hiệu, và ra lệnh bắt đầu. Các nhóm nhanh chóng giỡ gói chữ ra và hội ý xếp sao cho thành một khẩu hiệu  và chữ cái không được thừa và thiếu . Nhóm nào hoàn thành trước đúng nội dung và thắng cuộc.
– Luật chơi:
1 – Các khẩu hiệu nên ngắn gọn , nội dung phong phú và có tính giáo dục cao, phù hợp với yêu cầu của từng hoàn cảnh cụ thể, (VD: ở trại , khẩu hiệu nhằm động viên tinh thần thi đua vui khoẻ , ở lớp khẩu hiệu là đoàn kế, học tập …)
2 – Các em phải khẩn trương , trật tự và không được làm rách chữ.
3 – Trò chơi này có thể kết hợp trong một trò chơi lớn , dưới dạng tìm và giải mật thư

2. Em ôn lịch sử:
– Cách chơi: Các em ngồi hình vòng tròn . Quản trò đứnggiữa sân , bắt đầu hô một chữ đầu của tên danh nhân . VD : chữ H “Hùng Vương” và chỉ người nào, người ấy phải nói đúng tên Hùng Vương hoặc bất kỳ tên một danh nhân nào có chữ đầu là H. Trò chơi sẽ khó hơn và vui hơn nếu quản trò nói liên tiếp 2 chữ đầu của một tên, VD: Q và T “Quang Trung”. Quản trò đếm 3 tiếng người nào trả lời không được hoặc nói vấp sẽ bị thua.

3. Đố Thơ:
– Cách chơi : Người chơi chia thành 2  nhóm, mỗi nhóm từ 10  15 người. Quản trò bắt đầu sướng lên một vầng  trong 24 chữ cái và chỉ một trong 2 nhóm. Nhóm này lập tức đọc 2 câu thơ bắt đầu bằng chũ cái ấy. VD: Quản trò ra vầng T thì nhóm đước chỉ định sẽ đọc: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ” (Tố Hữu)
+Khi nhóm này vừa đọc xong , nhóm kia sẽ đọc tiếp tục câu khác . VD: “tiến lên toàn thắng ắc về ta” (Bác Hồ)
+Cuộc chơi lại tiếp tục, bên nào bí sẽ bị thua 1 điểm.
– Luật chơi:
1 – Câu thơ đọc phải có ý nghĩa . Nếu quản trò không hiểu có quyền hỏi tựa , tác giả bài thơ đó.
2 – Các em có thể sáng tác thơ nhưng phải có ý nghĩa (dù là một câu)
3 – Trò chơi này có thể biến dạng từ đọc thơ sang hát (cũng theo mẩu tự đầu)

4. Nhanh trí:
– Cách chơi: Các em đứng và chuyền bóng cho nhau, vừa chuyền vừa nói bất ký chữ gì, người bắt bóng sẽ trả lời với chữ có phụ âm đầu của người hỏi VD: đầu – đàn. Hoặc chữ trả lời có liên quan chữ trước, VD: Bút – mực. Nói sai hoặc không nói được là thua, phải ra khỏi hàng.

Tác giả: HUỲNH TOÀN (Trưởng Khoa Kỹ năng – Trường Đoàn Lý Tự Trọng TP. Hồ Chí Minh)