Tại sao chúng ta phải học truyền tin? Truyền tin là một trong những kỹ năng giúp ích chúng ta rất nhiều trong sinh hoạt kỹ năng. Nói đến việc học nó thì không phải một sớm một chiều là có thể thành công ngay mà nó đòi hỏi chúng ta phải cần cù siêng năng.
Thật thú vị biết bao khi ta có thể dùng môn này để nói chuyện với bạn mình bên kia đường mà người khác không hiểu được nội dung. Truyền tin liên lạc có giá trị rất lớn trong trường hợp liên lạc giữa bạn bè với nhau trong miền hoang vu, hoặc ở hai bờ sông lớn, hay địa hình hiểm trở và thông tin cứu hộ. Vậy thì ta thử quan tâm xem lịch sử truyền tin được phát triển như thế nào?
Từ thời thượng cổ, loài người đã biết dùng những tiếng hú, tiếng kêu riêng để gọi nhau mà chỉ người cùng bộ tộc mới biết được. Rồi đến những thông tin đầu tiên là những hình vẽ trên da thú hay trên những vách hang động mà chúng ta biết được qua báo đài.
Thời Hy Lạp cổ, trong cuộc chiến ở làng Marathon có một chiến binh đã dũng cảm băng rừng lội suối, bất chấp mọi gian khổ để chạy về báo tin thắng trận, vì quá kiệt sức với đoạn đường tương đương 42,195 km, anh ta về thành Athene chỉ kịp nói được hai chữ “Chiến thắng” thì tắt thở. Đó được xem như là chiến công vẻ vang nhất của ngành truyền tin thời bấy giờ. Sau này để ghi nhớ chiến công này người ta đã tổ chức cuộc thi chạy việt dã cùng với cự ly như vậy.
Lần lượt theo nhu cầu mà con người nghĩ ra cách truyền tin nhanh chóng và xa hơn. Các bộ lạc da đỏ Châu Mỹ có cách liên lạc với nhau bằng khói, cũng như người thổ dân Phi Châu dùng nhịp trống ngắn và dài để báo tin.
Ngoài ra người ta còn sử dụng ngựa và bồ câu liên lạc. Ngay từ cuối thế kỷ XII, Thành Cát Tư Hãn có một đội quân liên lạc bằng kỵ binh mang tên “Mã Khoái”, đã góp phần lớn vào chiến thắng của quân Mông Cổ lúc bấy giờ. Vào thời kỳ này hệ thống giao thông liên lạc hết sức khó khăn nhưng Thành Cát Tư Hãn đã tổ chức một hệ thống trạm dọc theo các trục lô chính, sử dụng các kỵ sĩ cởi thiên lý mã suốt đêm ngày, đảm bảo liên lạc xuyên suốt mà các đế quốc khác chưa thực hiện được. Cũng với hình thức tương tự mà mãi sau này ở miền viễn Tây nước Mỹ người ta mới thành lập một công ty mang tên “Ngựa con tốc hành” để chuyển tải thư tín bằng người từ bang Sacramanto đến bang St.Joseph trong vòng 10 ngày đó là kỷ lục truyền tin lúc bấy giờ. Ở Việt Nam, Trần Nguyên Hãn trong thời kỳ chống giặc Minh đã sử dụng bồ câu liên lạc góp phần vào chiến thắng chống ngoại xâm của dân ta.
Tại Anh, tướng Jonh Smith là người đầu tiên phát minh lối dùng lửa truyền tin trong quân đội. Năm 1792 chính phủ Pháp có thể chuyển những thông điệp đi khắp Châu Âu với vận tốc 1.500 dặm một giờ. Từ Pari, hoàng đế Pháp có thể truyền các chỉ dụ đến các vị tướng của ông bên bờ sông Rhine cách đó 150 dặm trong vòng 6 phút! Bằng cách nào? Đó là hệ thống tín hiệu do Claude Chappe phát minh năm 1792. Người ta xây dựng những tháp cao khắp nước Pháp và Châu Âu, mỗi tháp mang trên đỉnh hai cây cờ khổng lồ mà các tháp kia có thể nhìn thấy qua kính viễn vọng từ khoảng cách 10 dặm. Người điểu khiển hai ngọn cờ đánh vần từng chữ cái trong thông điệp bằng cách giương cờ ở những vị trí khác nhau. Ngọn tháp cao được gọi là Semaphore. Đến nay, cột tín hiệu và các mã Semaphore vẫn còn được sử dụng trong hải quân và lục quân của nhiều nước trên thế giới.
Những phương tiện thông tin trên dù sao cũng xem là chậm và đôi khi còn sai lạc, nếu gặp luồn gió mạnh thổi ngược chiều, những ngày trời xấu, mưa, bão. Do đó để theo kịp tốc độ phát triển về mọi mặt của đời sống con người, ngày càng có những phát minh làm cho việc truyền tin hiệu quả hơn. Trong đó cùng với máy phát điện, tín hiệu Morse đã ra đời tạo một bước ngoặc lớn cho lịch sử truyền tin của con người.
Samuel Morse sinh năm 1791, mất năm 1872. Ông là một nghệ sĩ vẽ chân dung và là người sáng lập Hàn lâm viện Nghệ Thuật Quốc Gia Hoa Kỳ năm 1825. Sau khi Edison phát minh ra máy phát điện. Vào năm 1837, ông đã phát minh ra ám hiệu truyền tin dựa trên đặc tính khi ta ngắt mở dòng điện sẽ gây nên tín hiệu (tích, te) thể hiện trên cuộn giấy đang chạy. Ám hiệu này phổ biến năn 1844 và được thay thế bằng biểu tín hiệu mang tên ông. Càng ngày tín hiệu Morse càng phát triển và vào năm 1902 ông Maconi truyền tín hiệu Morse lần đầu tiên là chữ “S” bằng vô tuyến điện qua Đại Tây Dương.
Ngày nay, sự phát triển nhanh chóng của KHKT đã hiện đại hóa việc liên lạc. Bây giờ chúng ta có thể trò chuyện thoải mái hàng giờ bằng hệ thống điện thoại. Cao hơn nữa trong những năm của thập kỷ 90 với sự ra đời của World Wide Web, một người có thể liên lạc cùng lúc với nhiều người khác nhau bằng hệ thống Internet toàn cầu. Đến năm 1998, trên thế giới đã tuyên bố chấm dứt thời kỳ liên lạc bằng Morse, mở ra thời kỳ liên lạc bằng kỹ thuật số.
Trích lược từ tài liệu huấn luyện kỹ năng “TRUYỀN TIN”