Phương pháp “mò” trong mật thư

2542

I. PHƯƠNG PHÁP “MÒ” TRONG MẬT THƯ:

Ngoài phương pháp giải mã theo chìa khóa thông thường, những nguyên tắc về tiếng Việt sau đây có thể giúp bạn đoán mò nội dung của bạch văn khi gặp hệ thống thay thế.

– Những phụ âm chỉ có thể đứng ở đầu từ: B, D, Đ, K, L, Q, S, V

– Những phụ âm có thể ở đầu hoặc ở cuối của từ: M, P, T

– Phụ âm có thể đứng ở đầu hoặc ở giữa của từ: R

– Những phụ âm có thể ở đầu, ở giữa, hoặc ở cuối của từ: C, G, H, N

– Những nguyên âm dài I, Y, E, Ê, O, Ơ, A, U, Ư có thể ở đầu, giữa, hoặc cuối của từ.

– Những nguyên âm ngắn Ă, Â không bao giờ ở cuối từ.

– Nếu B, D, Đ, H, L, M, R, S, V, X, Y, CH, GH, KH, NG, NGH, NH, PH, TH ở đầu của từ thì chắc chắn tiếp theo đó là nguyên âm.

– Nếu C, H, M, N, P, T, Y, CH, NG ở cuối của từ thì chắc chắn trước đó là nguyên âm.

– Dấu giọng luôn luôn đánh trên nguyên âm.

– Nếu G ở cuối của từ thì chắc chắn trước đó là N.

– Nếu H ở cuối của từ thì chắc chắn trước đó là C hoặc N.

– Nếu P ở đầu của từ thì chắc chắn sau nó là H.

– Nếu G là mẫu tự thứ hai của từ thì chắc chắn N là mẫu tự đầu của từ.

– Sau Q chắc chắn là U.

– Giữa U và E chắc chắn là Y,…

Để Mật thư được đơn giản hơn, ta chỉ thay thế một số mẫu tự bằng ký hiệu, có sử dụng dấu giọng và có phân cách các từ. Riêng các mẫu tự I, O, L nên dùng ký hiệu thay thế hoặc chép thật rõ ràng để khỏi gây nhầm lẫn với số 1, 0 và số I La Mã.

Ví dụ:

Trước hết người soạn Mật thư phải đưa ra được những kết hợp giúp người giải có thể đoán ra một vài ký hiệu, thí dụ với từ đầu tiên của Mật thư trên đây và dấu hoa thị trước “R” là “T”, từ đó suy ra hai từ đầu là “TRONG KHI”

Người giải thay thế toàn bộ các ký hiệu vừa khám phá vào toàn bộ Mật thư (* = T, 5 = 0, + = N, ? = H). Đến từ thứ 12: “* Á 3 ?” tất nhiên trở thành “TÁ3H”. Ký hiệu 3 chỉ có thể là “N” hoặc “C”. Nhưng nếu đem “C” ráp thử vào từ thứ 5 (“CHỈ”) và thứ 6 (“CÓ”) thì thấy rất phù hợp. Vậy 3 = C.

Bước đường còn lại không có gì là khó khăn nữa. Bản dịch cuối cùng sẽ là: TRONG KHI SINH HOẠT CHỈ CÓ AI SẮP CƠM MỚI ĐƯỢC TÁCH RỜI TẬP THỂ.

Một điểm cần lưu ý trong khi biên soạn là tính chất gợi ý của từ. Từ này có thể khiến ta nghĩ đến từ kia, nhất là trường hợp các từ ghép và cụm từ.

Thí dụ, sau khi giải được từ “TÁCH”, người đọc có thể nghĩ đến từ “RỜI”, vì thấy tổ hợp 4%I là một từ gồm 3 mẫu từ mà mẫu tự cuối là “I” và có dấu huyền. Cũng thế, sau khi giải được từ “HOẠT”, người đọc dễ nghĩ ngay đến từ “SINH” vì “SINH HOẠT” là một từ ghép có kết cấu vững chắc về nghĩa.

II. NGOÀI RA:

– Thường muốn dịch mò mật thư người dịch nên nhìn vào cả BV…xem những con số hay chữ cái có mặt nhiều trên BV… nằm ở những vị trí khác nhau càng tốt… VD: có 1 đoạn BV sau: k,s,t,g,h – g,i,z -… ta thấy g đứng đầu được và đứng kế cuối cũng được chỉ có thể là: n, hoặc c (các chữ cái khác tôi hư cấu… BV này ko nên mò… hehe)… thực ra là khả năng tiên đoán nội dung… tùy từng chủ đề TCL mà ta đoán phải làm gì… rồi mò theo… thế hay hơn….

– Quan sát xem có 2 chữ hay số đi liền kề mà giống nhau không: nếu đứng đấu thì chắc chắn là 2 chữ D (như BV thay thế mà mr Nguyen có ra hôm bữa…T4), nếu đứng giữa thì chỉ có thể là 2 chữ O hoặc E…

– Tiếp theo, thường thì người ra MT ra theo kiểu mẫu tự 26 (vì 29 dễ mò hơn)… ta sẽ đối phó trường hợp này bằng cách tìm trong 1 từ nào mà có nhiều chữ cái, 5 hay 6 chữ cái càng tốt và đoán nội dung của nó… sau đó thế ngược trở lại và giải BV… những chữ có năm chữ cái thường là TRONG, HUONG, NGUOI… v.v… còn những chữ 6: TRUONG, NGUYEN…v.v…

(trên đây là 1 vài kinh nghiêm trong mò của minhduc… mong anh em tiếp tục post thêm kinh nghiệm của mình… Dĩ nhiên đã nói là mò thì không bao giờ lý thuyết nó là đúng… chỉ xác suất cao thôi… nên tôi chắc chắn mình viết có sơ suất…)
(ST)