Giáo dục đạo đức lối sống cho thanh niên trong một xã hội không ngừng biến động hiện nay là khó, nhưng Bí thư thứ nhất BCH Trung ương Đoàn Nguyễn Đắc Vinh cho rằng, đề cao những giá trị nhân văn cốt lõi, tôn trọng con người sẽ giúp lớp trẻ sống đẹp, dấn thân và cống hiến.
Chỉ thị 42 của Ban Bí thư Trung ương Đảng ngày 24/3/2015 về tăng cường giáo dục đạo đức lối sống thanh niên có nói rằng: một bộ phận giới trẻ giảm sút niềm tin, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống thực dụng, thiếu lý tưởng, xa rời truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Với tư cách là thủ lĩnh thanh niên, đồng chí đánh giá tình trạng ấy ở mức độ như thế nào?
Ngón tay có ngón dài ngón ngắn, trong một gia đình con cái cũng mỗi người một tính cách, xã
Hiện nay thanh niên cần rèn luyện các phẩm chất: trung thực, trách nhiệm và cống hiến, trong đó quan trọng nhất phải là trung thực. Trung thực để hoàn thiện chính mình và trở thành công dân tốt, xây dựng nền tảng đạo đức xã hội và đưa đất nước phát triển
|
hội cũng vậy. Thanh niên cũng có nhiều nhóm, nhóm tiên tiến ý thức cao là cơ bản, họ là hạt nhân, tạo ra những tác động tích cực cho cộng đồng; nhóm thứ hai, thường được gọi là chậm tiến, trong đó có những thanh niên vi phạm pháp luật, có cả thanh niên nhận thức chính trị chưa đúng đắn. Vấn đề là mình tác động như thế nào để cho số đông chịu ảnh hưởng tích cực nhằm hướng tới những giá trị tốt đẹp và qua đó thu hẹp những ảnh hưởng tiêu cực.
Khi giáo dục lối sống, lý tưởng cho giới trẻ, chúng ta luôn nói thanh niên phải sống có trách nhiệm, cống hiến, nhưng đồng chí có thấy khó không trong một xã hội mà hiện tượng tiêu cực dễ thấy diễn ra hằng ngày?
Nghị quyết T.Ư 4 đã đánh giá “một bộ phận không nhỏ” suy thoái; rõ ràng chuyện tiêu cực trong xã hội là có và chúng ta phải chống. Nhưng tôi cho rằng đa phần thanh niên vẫn là những người tốt, xã hội chưa đến mức băng hoại, bi quan. Thừa nhận thực tế để chống tiêu cực không mâu thuẫn gì với khuyến khích thanh niên sống đẹp, sống cống hiến. Chính vì xã hội còn có những tiêu cực, hành vi chưa đẹp, nên phải trang bị cho thanh niên nhận thức đúng về những giá trị nhân văn, tự rèn luyện bản thân, hướng tới hình mẫu thanh niên tâm trong, trí sáng, hoài bão lớn.
Tâm trong, trí sáng, hoài bão lớn thì đúng là những gì chúng ta rất mong muốn ở thế hệ trẻ. Nhưng có một chuyện rất thật thế này: một thủ khoa được tuyển dụng về làm việc tại một cơ quan, theo chủ trương “trải thảm” đón nhân tài, một thời gian thì bạn ấy đã tự phải ra đi vì “khó sống”, vì “sự thiếu chân thành, nói một đằng, làm một nẻo”. Thưa đồng chí, phải giáo dục thanh niên tâm trong, trí sáng thế nào với những câu chuyện như thế?
(Cười). Muốn con cháu ngoan thì người lớn phải tốt, đúng không? Nhớ có lần giao lưu với một nhóm du học sinh Áo, các bạn ấy có nói với tôi: chúng em học bên này, không biết gì về ứng xử kiểu “chạy chọt”, nên về nước là thiệt thòi. Tôi có nói với các em, có hai cách nhìn xã hội. Nếu bi quan thì đúng là như thế, ta lại bị cuốn vào vòng xoáy đó. Nhưng tôi nghĩ chúng ta trẻ, chúng ta nên có cái nhìn lạc quan. Lạc quan không phải để ru ngủ mình mà để thay đổi. Tôi muốn nói đến sự chuyển hóa, con người có mặt tốt, mặt xấu mà cái gốc con người tôi vẫn tin rằng tốt nhiều hơn. Đành rằng môi trường, rồi người lớn có ảnh hưởng nhiều đến các bạn nhưng các bạn phải nghĩ ngày mai mình cũng sẽ là những người lớn. Ở đây tôi muốn nói đến chuyện rèn luyện bản thân, giáo dục nhau tiếp bước những thang giá trị nhân văn của thế hệ đi trước.
Sinh viên tình nguyện làm đường cho người dân tại huyện Cần Giờ, TP.HCM |
Thưa đồng chí, phải làm gì để khích lệ những giá trị nhân văn tốt đẹp vốn có trong mỗi con người, nhất là thanh niên – đối tượng rất nhạy với cái tốt, cũng như cái xấu?
Albert Camus, nhà văn lớn của Pháp thế kỷ 20, sau khi nhận được giải Nobel Văn chương năm 1957, viết ngay một lá thư cảm ơn gửi đến người thầy đầu tiên của mình, thầy của trường tiểu học ở một khu phố nghèo nơi Camus đã lớn lên cùng với các gia đình di cư. Ông viết trong tự truyện, đây là người thầy đã ảnh hưởng quyết định và lâu dài lên ông vì đã biết tạo ra ý thức về nhân cách cho ông và các bạn học. Với người thầy, đám học trò lần đầu tiên cảm thấy “chúng tồn tại, và là đối tượng của sự kính trọng cao nhất… chúng có đầy đủ nhân phẩm, xứng đáng để khám phá thế giới”. Đó chính là trải nghiệm quyết định của thời học sinh đã tạo cho ông ý chí học hỏi và ý thức về mình. Albert Camus cho thấy tác động của sự giáo dục nhân cách sâu sắc đến nhường nào.
Tôi cho rằng, việc xây dựng một môi trường từ gia đình, trường học đến xã hội tin cậy và tôn trọng sẽ giúp cho con người sống thật với những giá trị nhân văn cốt lõi, phát huy tính sáng tạo và vươn lên. Các phong trào của Đoàn, của Hội trong suốt những năm qua đều phát triển theo hướng như vậy. Chúng tôi đề cao những giá trị nhân văn trong các hoạt động chia sẻ với cộng đồng, xây dựng niềm tin, khích lệ lòng tự trọng, tự tôn dân tộc.
Tạo môi trường hoàn thiện nhân cách cho người trẻ – ảnh 5Thợ điện trẻ tình nguyện sửa điện cho người dân huyện Mộc Hóa, Long An – Ảnh: Lê Thanh
Theo đồng chí, làm thế nào để các bạn trẻ có ý thức trách nhiệm với sự phát triển của cộng đồng?
Có người nói với tôi rằng, các bạn trẻ bây giờ ích kỷ, họ chỉ nhìn những thứ trước mắt, cá nhân mà không nhìn thấy câu chuyện rộng hơn của đất nước, của xã hội. Tôi nghĩ hơi khác một chút, một người đến tuổi gánh vác gia đình, trước tiên anh phải nghĩ việc anh đảm bảo cuộc sống cho gia đình, bản thân anh, bằng cách thể hiện trách nhiệm trong công việc. Điều đó chính đáng.
Nhưng chuyện giáo dục cho thanh niên nói riêng và cá nhân nói chung về tính cộng đồng, mục đích vì sự phát triển chung thì đúng là rất cần. Có nhiều cách, từ phương pháp cơ bản, giáo dục từ nền tảng kiến thức, tri thức lý luận, nền tảng văn hóa, nhân sinh quan. Thứ hai, tôi cho rằng chuyện làm gương là rất quan trọng. Trong gia đình thì là bố mẹ làm gương với con cái, ra ngoài xã hội thì phải có nhóm người tốt hạt nhân. Chẳng hạn, khi người ta thấy đội ngũ cán bộ, đảng viên hoàn toàn trong sáng, cống hiến cho đất nước thì xã hội có niềm tin, lớp trẻ có niềm tin. Niềm tin dẫn dắt người ta làm việc tốt và cống hiến. Thứ ba là giáo dục bằng môi trường. Ví dụ, môi trường tình nguyện giúp các bạn trẻ điều chỉnh hành vi, thích ứng với sự sẻ chia, tinh thần trách nhiệm sẽ cao hơn. Từ những môi trường chia sẻ cộng đồng đó, nhân cách sẽ phát triển hoàn thiện hơn.
Xin cảm ơn đồng chí!
Theo Doanthanhnien.vn