Hội nghị “Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về chính sách phát triển thanh niên”

188
Ngày 02/3, tại Hà Nội, Bộ Nội vụ phối hợp với TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tổ chức Hội nghị ”Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về chính sách phát triển thanh niên”.
 

 
Các đồng chí chủ trì hội nghị
Các đồng chí: Nguyễn Trọng Thừa, Thứ trưởng Bộ Nội vụ; Nguyễn Văn Thuyết, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc Hội; Nguyễn Long Hải, Bí thư  BCH TƯ Đoàn, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy Ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam; bà Astrid Bant, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam dự và chủ trì hội nghị.
 
 

Theo kết quả điều tra Dân số và Nhà ở giữa kỳ năm 2014, Việt Nam đã bước vào giai đoạn cơ cấu “ Dân số vàng” với tỷ lệ thanh niên cao nhất trong lịch sử, thanh niên chiếm gần một phần ba dân số cả nước. Đây là cơ hội thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam. Vì vậy, cần đảm bảo rằng tất cả mọi người trẻ đều được quan tâm, được giáo dục, được chăm sóc sức khỏe và được hỗ trợ để phát huy hết tiềm năng của mình.

 
 

Tại hội nghị, các đại biểu đã cùng nhau thảo luận, chia sẻ các kinh nghiệm và các điển hình thành công trong hoạt động xây dựng và thực thi các văn bản pháp lý như: Luật, chính sách, và chương trình giành cho thanh niên từ các chuyên gia đến từ Anh, Bulgari, SriLanka và Philippines. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng phân tích và học hỏi những kinh nghiệm để đóng góp cho quá trình phát triển thanh niên ở Việt Nam.

 

 

 
Các đại biểu quốc tế tham dự hội nghị
Các đại biểu quốc tế tham dự hội nghị
 

Trong thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều tiến bộ trong công tác phát triển thanh niên, tuy nhiên thanh, thiếu niên vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức để có thể phát triển hết tiềm năng của mình.

 
 

Tại hội nghị, lãnh đạo Bộ Nội vụ và UNFPA nhấn mạnh: Bảo vệ quyền lợi và đầu tư cho tương lai của giới trẻ bằng cách giúp người trẻ được tiếp cận giáo dục có chất lượng, việc làm ổn định, nâng cao kỹ năng số, tiếp cận dịch vụ và thông tin chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục và giáo dục giới tính toàn diện là điều cần thiết cho sự phát triển của giới trẻ là trách nhiệm của mỗi quốc gia, giúp mang lại lợi ích cho gia đình, cộng đồng và của đất nước.

 
 

Theo “Báo cáo Quốc gia về Thanh niên Việt Nam”, cho thấy tổng số thanh niên năm 2014 là hơn 25 triệu người, chiếm 27,7% dân số, trong đó nam thanh niên chiếm 50,9% và nữ thanh niên chiếm 49,1%; thanh niên khu vực nông thôn chiếm 70,9%… Tuy nhiên, tỷ lệ thanh niên Việt Nam có trình độ học vấn từ cao đẳng, đại học trở lên còn thấp; có sự khác biệt về trình độ học vấn theo vùng miền, điều kiện kinh tế hộ gia đình và nhóm dân tộc. Số thanh niên thất nghiệp trong độ tuổi từ 15-24 chiếm 50,3% trong tổng số người thất nghiệp của cả nước. Thất nghiệp ở khu vực thành thị cao hơn ở nông thôn, nữ giới cao hơn nam giới, điều đó cho thấy thanh niên là nhóm dễ tổn thương với biến động kinh tế, xã hội. 

 
 

 
f
Hội nghị cũng  thu hút  đoàn viên thanh niên tham dự

 
 
 

Bên cạnh đó, tỷ lệ nhu cầu tránh thai chưa được đáp ứng trong các nhóm tuổi. Nhóm tuổi trẻ chưa có chồng là nhóm có nhu cầu tránh thai cao nhưng lại có tỷ lệ chưa được đáp ứng cao nhất (chiếm 31,4%).

 
 

Tạo điều kiện cho thanh niên được trực tiếp tham gia vào các hoạt động xây dựng, thực thi và giám sát việc thực thi chính sách

 
 

Bà Astrid Bant, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam chia sẻ: “Các kinh nghiệm trên thế giới cho thấy bảo vệ các quyền của nam thanh niên, nữ thanh niên, tạo các điều kiện thuận lợi để thanh niên có thể hoàn thành bậc THCS; dạy các em kỹ năng sống cần thiết, hỗ trợ các em tìm được việc làm phù hợp, đảm bảo để thanh niên có thể tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục và các quyền khác là nền tảng thiết yếu để các em có thể bắt đầu một giai đoạn trưởng thành khỏe mạnh và thành công. Tuy nhiên, quá trình này đòi hỏi phải có sự đầu tư thật sự cần phải có sự hợp tác và phối hợp của tất cả các ban ngành các cấp”.

 

 

 
5
Bà Astrid Bant, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam chia sẻ tại hội nghị

 
 
 

Bà Astrid Bant cũng nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc tạo điều kiện cho thanh niên được trực tiếp tham gia vào các hoạt động xây dựng, thực thi và giám sát việc thực thi các chính sách được xây dựng và ban hành. Để đảm bảo sự tham gia của thanh niên, cần tìm ra cách thức hữu hiện để thanh niên (bao gồm các nhóm thanh niên dễ bị tổn thương) có thể nói lên tiếng nói của mình trong các thảo luận hay đối thoại chính sách.

 
 

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Nguyễn Trọng Thừa cũng nhấn mạnh: ”Thanh niên được khẳng định là lớp người làm chủ tương lai của đất nước; được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nguồn lực con người, chăm lo, phát triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước”.

 

 

 
5
Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Nguyễn Trọng Thừa phát biểu tại hội nghị

 
 

Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, trong thời gian tới, với trách nhiệm được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Nội vụ tiếp tục hướng dẫn, phối hợp với các bộ, các cơ quan khác tham mưu, đề xuất với các cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách, pháp luật đối với thanh niên. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách, pháp luật đối với thanh niên được quy đinh trong Luật Thanh Niên; đồng thời nghiên cứu đề xuất với các cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Luật Thanh niên cho phù hợp với thực tiễn hiện nay.

Theo Doanthanhnien.vn