Bô xít Tây Nguyên được giám sát như siêu dự án quốc gia

235

Gần 3 tiếng đối thoại và giải đáp thắc mắc của độc giả VnExpress, đại diện Bộ Công Thương, Tập đoàn Than & Khoáng sản Việt Nam và các chuyên gia cùng chia sẻ quan điểm cần tính toán kỹ và giám sát chặt khi triển khai dự án bô xít Tây Nguyên.

Hơn 4.000 độc giả đã gửi câu hỏi tham gia buổi đối thoại trực truyến trên VnExpress chiều 28/10 và bày tỏ tâm tư, trăn trở xung quanh việc triển khai dự án bô xít Tây Nguyên.

Tham gia chương trình có ông Nguyễn Mạnh Quân, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp Nặng (Bộ Công Thương); ông Nguyễn Thanh Liêm – Trưởng ban Nhôm Titan (Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam); bà Phạm Chi Lan – Chuyên gia Kinh tế và ông Nguyễn Văn Ban – Chuyên gia, nguyên Trưởng ban Dự án nhôm (Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam – cũ). Các khách mời đã cung cấp thông tin chi tiết, cập nhật về tình hình dự án, giải đáp thắc mắc của độc giả, đồng thời tranh luận về những vấn đề nóng hổi hiện nay như hiệu quả kinh tế, tác động môi trường cũng như an ninh quốc phòng của dự án.

Không chỉ giải đáp thắc mắc của độc giả, đây cũng là dịp để đại diện cơ quan quản lý và chủ đầu tư cung cấp thông tin chi tiết hơn, cập nhật hơn về tình hình dự án, đồng thời trực tiếp lắng nghe phản biện của công chúng. Nhiều đề xuất của các chuyên gia và độc giả đã được lắng nghe và ghi nhận.

– Đề nghị cho biết tổ hợp dự án bô xít Tây Nguyên hiện triển khai đến đâu, liệu có kịp tiến độ đề ra ban đầu? (Phạm Minh Nghĩa, 45 tuổi, PhamMinhNghia@aol.Com)

Ông Nguyễn Thanh Liêm, Trưởng ban nhôm titan TKV: Hiện nay TKV đang triển khai 2 dự án Tổ hợp bô xít nhôm Lâm Đồng và dự án alumin Nhân Cơ (Đăk Nông). Tổng mức đầu tư của dự án ở Lâm Đồng là 11.353 tỷ đồng và dự án Nhân Cơ là 11.624 tỷ đồng.

Dự án

Quang cảnh dự án bô xít Tây Nguyên.

Các mức đầu tư trên không tính vốn đầu tư cho việc cải tạo nâng cấp, làm mới hệ thống vận tải ngoài như đường quốc lộ, tỉnh lộ. Dự án Nhân Cơ do nhiều lý do đã lùi ngày bắt đầu xây dựng đến 18/10, dự kiến cuối 2012 sẽ hoạt động.

{flvremote}http://118.69.254.195/MediaStore/Video/2010/10/28/TKV%20-%20Bo%20xit%201(1).flv{/flvremote}

– Thưa ông Liêm, sau bao nhiêu năm chúng ta sẽ khai thác hết số quặng bô xít ở Tây Nguyên? (Phạm Minh Nghĩa, 45 tuổi, PhamMinhNghia@aol.Com)

Ông Nguyễn Thanh Liêm: Trữ lượng và tài nguyên bô xít ở Tây nguyên là rất lớn, khoảng 5,4 tỷ tấn. Trong đó vùng Đak Nông và Lâm Đồng khoảng 4,4 tỷ tấn. Theo xếp hạng của Cục địa chất Mỹ năm 2010 về trữ lượng và tài nguyên bô xít thì Việt Nam được xếp thứ 3 trên thế giới sau Guinea và Australia. Với kịch bản sản suất 5 triệu tấn alumin một năm thì phải 200 năm mới khai thác hết số quặng bô xít ở Tây nguyên.

– Quặng bô xít khai thác được sẽ sử dụng cho sản xuất nhôm trong nước hay xuất khẩu? (Tranninh, 45 tuổi, Tranninh@vinafpa.Org.Vn)

Ông Nguyễn Mạnh Quân, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng, Bộ Công thương: Giai đoạn đầu xuất khẩu 100%. Giai đoạn tiếp theo sẽ nghiên cứu đầu tư một tổ hợp đồng bộ, từ nhà máy điện, nhà máy điện phân nhôm… Thời gian khoảng 2015-2016.

Ông Nguyễn Thanh Liêm: Quặng bô xít được khai thác, chế biến thành alumina. Một phần sẽ dùng cho điện phân nhôm và một phần cho xuất khẩu. Dự án đã tính đủ các chi phí với giá thành tiêu thụ khoảng 265 USD một tấn alumin cho dự án Lâm Đồng và 287USD cho dự án Nhân Cơ. Với giá bán dự kiến khoảng 315USD/tấn alumin (dự án Lâm Đồng) và 330USD/tấn alumin (dự án Nhân Cơ) thì khai thác bô xít là có hiệu quả. Giá bán alumin tháng 10/2010 theo LME khoảng 330USD/tấn alumin. Giá bán theo dự báo của cơ quan nghiên cứu thị trường Metalbulletin sẽ tăng từ 340USD lên 650USD/tấn alumin từ 2011- 2020. Với giá dự báo như trên thì các dự án bô xít sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Bà Phạm Chi Lan, Chuyên gia kinh tế: Tôi cũng muốn hỏi Bộ Công Thương nếu dự án này chậm tiến độ thì các chi phí sẽ tính ra sao? Nếu dự án này chưa an tâm về hiệu quả kinh tế, có nên dừng dự án hay không?

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan.

Ông Nguyễn Mạnh Quân: Tổng mức đầu tư của dự án Nhân Cơ xấp xỉ 600 triệu đôla. Có nên dừng không? Tôi hoàn toàn chia sẻ với ý kiến của chị cũng như độc giả. Nếu ta chưa yên tâm về hiệu quả thì đúng là phải dừng dự án. Nhưng để quyết định đầu tư dự án có 3 yếu tố là khả thi về kinh tế, khả thi về kỹ thuật và với Tây Nguyên còn là yếu tố môi trường. Nếu như chúng ta đảm bảo an toàn tuyệt đối cả 3 yếu tố này thì tại sao lại phải dừng?

– Khi Dự án đi vào sản xuất, có bao nhiêu lao động tham gia trực tiếp và gián tiếp trong nhà máy? Trong số đó có bao nhiêu lao động là người địa phương? (Tranninh, 45 tuổi, Tranninh@vinafpa.Org.Vn)

Ông Nguyễn Thanh Liêm: Khi một dự án đi vào sản xuất (công suất 650.000 tấn alumin/năm) thì sẽ có khoảng 2.000 người lao động (khoảng 1.750 lao động trực tiếp) chưa kể sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành nghề khác như: Cơ khí, xây dựng, dịch vụ.

Ông Nguyễn Thanh Liêm, Trưởng ban Nhôm Titan, Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam.

Ông Nguyễn Thanh Liêm, Trưởng ban Nhôm Titan, Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam.

Về tuyển dụng lao động, chúng tôi ưu tiên sử dụng lao động tại địa phương. Con em các gia đình giao đất cho dự án và con em đồng bào dân tộc thiểu số được ưu tiên trong việc tuyển chọn trước cho đi học nghề, cao đẳng, đại học ở trong nước và nước ngoài.

{flvremote}http://118.69.254.194/MediaStore/Video/2010/10/28/TKV%20-%20Bo%20xit%202(1).flv{/flvremote}

– Chi phí dự toán ban đầu là 600 triệu USD, nhưng hiện đã có thể nhìn trước những chi phí làm đội dự toán. Vậy con số đội lên ước chừng là bao nhiêu? Chi phí gia tăng như vậy có vượt tầm kiểm soát của TKV không? (Phạm Văn, 45 tuổi, Đồng Nai)

Ông Nguyễn Thanh Liêm: Gói thầu EPC 466 triệu đô đã thực hiện gần xong. Khi tính tổng mức đã có dự phòng và chúng tôi chưa bị vượt quá tổng mức.

Ông Nguyễn Mạnh Quân, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng, Bộ Công Thương.

Ông Nguyễn Mạnh Quân, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng, Bộ Công Thương.

Ông Nguyễn Mạnh Quân: Trong quá trình thi công có những phát sinh, được tính là mức độ rủi ro của dự án, như giá bán, chế độ thuế khóa… Tăng mức đầu tư tất sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế, nhưng với dự án này IRR (tỷ suất hoàn vốn nội bộ) chỉ giảm xuống hơn một phần trăm.

-Ông Nguyễn Văn Ban: Tổng mức đầu tư TKV thông báo rất nhiều lần nhưng không bao giờ chuẩn. Ban đầu tính là 628 triệu USD nhưng sau đó là 714 triệu USD. Sau đó, Ban dự án nhôm của Tân Rai tính ra là 14.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 800 triệu USD. Tôi xin hỏi là còn có phát sinh nữa không? Con số nào là chính xác. Tại sao một dự án như thế này mà chủ đầu tư lại không nắm được? Với tình hình như vậy, làm kinh doanh sao có thể chuẩn được?

– Bà Phạm Chi Lan: Tôi cũng muốn biết, tại sao lại có những con số khác như anh Ban vừa nêu. Tại sao lại có sự chênh như vậy?

– Ông Nguyễn Mạnh Quân: Đề nghị ông Liêm giải thích kỹ về sự tin cậy của con số đầu tư này.

– Ông Nguyễn Thanh Liêm: Theo quyết định của Chủ tịch Hội đồng quản trị TKV, tổng mức đầu tư được duyệt là 11.353 tỷ đồng (17.000 đồng mỗi USD). Gói EPC không thay đổi. Chỉ có giá đền bù tăng do nghị định 69.

– Thưa ông Quân nếu tiền đền bù cho 1 ha đất hoa màu chỉ khoảng 1-1,2 tỷ đồng thì không đáng. Với số tiền này chúng tôi chỉ trồng café trong 4 năm là có mà vẫn giữ được đất và môi trường (3,5 tấn/ha * 32.000 đồng). Mong ông giải thích giúp? (Phuong Phuong, 45 tuổi, Lamdong29@yahoo.Com)

Ông Nguyễn Thanh Liêm: Theo đặc điểm chất đất của từng địa phương, cây công nghiệp chủ yếu khu vực vùng dự án ở Đăk Nông là cà phê và ở Lâm Đồng là chè. Theo thống kê của các Phòng nông nghiệp ở các tỉnh trên:
Đối với cà phê ở Đăk Nông, năng suất cao nhất là 2,5 tấn/ha/năm, thấp hơn nhiều so với ở Đăk Lắc, do ảnh hưởng của quặng bauxit. Giá bán trung bình trong 3 năm gần đây là 25.000 đồng/kg. Với giá 32.000 đồng/tấn như bạn nói thì doanh thu cũng chỉ là 80 triệu đồng/ha/năm. Chi phí (công chăm sóc, thu hoạch, phân bón, thuốc trừ sâu, nước tưới) là 60 triệu đồng/ha/năm, lợi nhuận là 20 triệu đồng/năm. Trong 4 năm cũng chỉ thu được 80 triệu đồng/ha.
Đối với chè tươi ở Lâm Đồng, năng suất trung bình là 7,7 tấn/ha/năm, giá bán trung bình trong 3 năm gần đây là 2.200 đồng/kg, chi phí (công chăm sóc, thu hoạch, phân bón, thuốc trừ sâu, nước tưới) chiếm 60% giá trị sản phẩm, lợi nhuận thu được trong 1 năm là 8,5 triệu đồng/ha, trong 4 năm là 34 triệu đồng/ha.
Hai sản phẩm cà phê và chè trên của Đăk Nông và Lâm Đồng hiện đều đang được ưu đãi thuế (không phải nộp thuế) và nhà nước còn phải hỗ trợ rất nhiều mặt cho các hộ trồng cây cà phê và chè.

Đối thoại trực tuyến.

– Tôi làm nghề vận tải hàng hóa bằng đường bộ và đường biển 20 năm nay, tiền công chở một chuyến hàng từ Tân Rai xuống cảng gần nhất (khoảng 200 km) hiện là 7 triệu đồng một chuyến xe 25 tấn. Như vậy, nếu TKV bán bô xít theo giá FOB tại cảng Việt nam thì chi phí vân tải đường bộ là 280.000 đồng một tấn (tương đương 14,35 USD/tấn). Nếu tính cả chi phí bốc xếp, kho bãi, thì phải lên tới 20 USD một tấn. Như vậy không hiệu quả. Các ông tính tới điều này chưa? (Phó Giám Đốc Công Ty Logistic, 45 tuổi, TP HCM)

Ông Nguyễn Mạnh Quân: Chi phí vận tải, trong kiểm tra giá thành, tôi yêu cầu phải tính đúng, tính đủ. Với dự án Tân Rai, chúng tôi tính vận chuyển là đường bộ. Vận chuyển một năm của Tân Rai khoảng 1,3 triệu tấn, chi phí vận tải chiếm 16% so với giá thành. Với dự án Nhân Cơ, giá thành 287 USD một tấn, chi phí vận tải 45 USD. Tân Rai hội đồng không thẩm tra, các anh tính ra là khoảng 35 USD chi phí vận tải cho một tấn sản phẩm. Với chi phí như vậy, chúng tôi thấy rằng vẫn có hiệu quả.

Ông Trưởng ban Dự án nhôm (Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam - cũ).

Ông Nguyễn Văn Ban – nguyên Trưởng ban Dự án nhôm (Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam – cũ).

– Ông Nguyễn Văn Ban: Như vậy một tấn alumin sẽ lãi được bao nhiêu đôla trong bài tính kinh tế của dự án Tân Rai?

– Ông Nguyền Thanh Liêm: Dự án Tân Rai với giá bán alumina là 315 USD một tấn, giá thành 265 USD một tấn, thuế suất 20%. Trong khi đó, các nước khác trên thế giới áp dụng thuế 0%. Phương án đường bộ đã được tập đoàn khảo sát đảm bảo vận tải, dự kiến từ 2011 đến 2015 sản phẩm của Tân Rai sẽ đi về cảng Gò Dầu với cung đường 210 km. Còn dự án Nhân Cơ về Gò Dầu sẽ trong khoảng 280 km, còn qua Biên Hòa về Gò Dầu thì khoảng 260 km

– Bà Phạm Chi Lan: Giá các anh tính xuất khẩu như vậy chỉ tính trên giá tại cảng Việt Nam (giá FOB). Nhưng chi phí vận chuyển lại được giữ nguyên, không tính đến biến động. Như vậy có ổn không?

– Ông Nguyễn Mạnh Quân: Vâng, đây là giá FOB. Hiện chi phí vận chuyển là 2.500 đồng một km. Tất nhiên là sau này nguyên liệu đầu vào cũng biến động. Nhưng nguyên tắc tính của mình nói chung là tính ở một thời điểm.

– Ông Nguyễn Văn Ban: Các anh có nói giá thành là trung bình của cả đời dự án nhưng còn giá thành của 10 năm đầu thì diễn biến như thế nào? Bởi 10 năm đầu là nặng nề nhất về mặt tài chính đối với một dự án, 10 năm đầu ấy có lãi hay không?

Ông Nguyễn Mạnh Quân: Tôi có thể cung cấp cho anh giá thành từng năm một. Phải có bản cân đối tài chính từng năm một. Đầu tư này hoàn toàn vốn vay. Cơ cấu vốn là 30% của chủ đầu tư, 70% vốn vay thương mại.

– Ông Nguyễn Văn Ban: Lúc nãy tôi hỏi anh trả lời hơi chệch một chút. Tôi muốn hỏi, giá thành của năm thứ 10 của dự án là bao nhiêu? Nếu chúng ta bán vào năm thứ 10 đó thì đã có lãi chưa?

– Bà Phạm Chi Lan: Tôi cũng băn khoăn về điều này và nhất trí với những thắc mắc của anh Ban. Vì vậy, Bộ Công Thương và TKV cần phải tính toán kỹ vì vốn vay cho dự án chiếm tỷ lệ rất lớn.

Ông Nguyễn Mạnh Quân: Giá alumni bình quân năm nay là 310 USD một tấn. Tổ chức Metal Bulletin Research mới đây dự đoán giá vào 2015 là 440 USD một tấn và năm 2020 là 650 USD. Đầu vào so với đầu ra thì rõ ràng đầu ra tăng nhiều hơn. Ngoài ra, chúng tôi chỉ hoàn toàn tính cho 30 năm, nhưng chắc chắn dự án sẽ kéo dài trên 50 năm. Thực tế khấu hao thiết bị chỉ 10 đến 20 năm. Càng những năm về sau chắc chắn những thiết bị sẽ hết khấu hao, mà khấu hao là chiếm lớn nhất trong giá thành. Việc tăng vốn đầu tư ảnh hưởng không nhiều đến hiệu quả kinh tế dự án (tăng 25% vốn đầu tư, IRR chỉ giảm 7,12%). Về thuế xuất khẩu, thuế xuất khẩu alumni có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả kinh tế của dự án do 100% sản phẩm alumni dự kiến xuất khẩu. Nếu thuế suất xuất khẩu giảm xuống mức 10%, IRR sẽ là 12%.

– Ông Nguyễn Văn Ban: Hồi anh Liêm cung cấp số liệu về Nhân Cơ thì có một kịch bản khác. Lúc trước giá bán là 310 USD thì anh nói rủi ro là rất lớn, chỉ thay đổi một chút là sập ngay. Bây giờ giá bán hiện tại có tăng lên nhưng cũng có nhiều yếu tố khác cũng tăng lên. Nhưng bây giờ anh Liêm lại bảo là tốt hơn. Tôi muốn hỏi là lý do vì sao? Tôi xin hỏi thêm, hệ số chiết khấu trước đây lúc nào cũng lấy là 9,41; bây giờ lấy hệ số chỉ có 8 thôi. Tại sao lại giảm hệ số chiết khấu?

Ông Nguyễn Mạnh Quân: Chúng tôi đã yêu cầu rà soát kiểm tra kỹ, phải thẩm tra bằng số liệu cụ thể chứ không thể bằng lời. Chỉ số chiết khấu 8%, chủ yếu do lãi suất vay ngoại tệ. Bây giờ vay USD chỉ khoảng 7%/năm.

– Ông Nguyễn Thanh Liêm: Trong tính toán hiệu quả kinh tế dự án, ngoài phần trượt giá, biến động giá, giá bán sẽ vẫn cố định 315 USD, giá thành biến động không nhiều.

Bà Phạm Chi Lan: Chính vì có những vấn đề về tính toán chi phí nên những người nghiên cứu như chúng tôi phải lo lắng. Thông thường ở góc độ Nhà nước, hay nhà đầu tư, người ta phải tính cả chi phí cơ hội nữa. Tức là phải tính đến việc cùng số tiền đó, bỏ vào dự án khác thì hiệu quả ra sao. Đúng là các anh có mời Viện nghiên cứu của Bộ Xây dựng tính toán, kiểm tra. Nhưng họ chỉ kiểm tra trong khuôn khổ dự án đó thôi, không so với dự án khác thì khó có khả năng chính xác. Tôi cũng cho rằng các anh không nên so sánh chuyện giá đền bù với lợi ích mà người dân thu được từ chè, cà phê. Bởi nó còn liên quan đến cuộc sống sau này của họ nữa. Thực tế cũng cho thấy rằng, từ trước đến nay, tỷ lệ người dân có được việc làm từ dự án lấy đất của họ là không cao.

Bà Phạm Chi Lan.

Bà Phạm Chi Lan.

– Thưa ông Quân, tại sao Chính phủ không đưa chi phí 3 tỷ USD làm đường từ Tây Nguyên xuống cảng vào tổng vốn dự án Bô xít mà coi đây là đầu tư cho phát triển của khu vực Tây Nguyên? Nếu giả định không có dự án Bô xít thì liệu có phải đầu tư lớn như vậy cho giao thông của Tây Nguyên (Hoàng Tư Khoa, 45 tuổi, Ninh Bình)

Ông Nguyễn Mạnh Quân: Tôi hiểu ý của bạn muốn đề cập đến tuyến đường sắt từ Tây Nguyên ra cảng biển của dự án. Tôi xin làm rõ như sau:
Hiện nay, Tập đoàn TKV đang triển khai dự án Tân Rai và dự án Nhân Cơ; việc vận chuyển alumina của 2 dự án này (khoảng 1,3 triệu tấn năm) và nguyên vật liệu khác được thực hiện bằng phương thức vận tải ôtô (là phương thức duy nhất trong bối cảnh hiện nay). Theo tính toán thì mạng giao thông vận tải đường bộ (vận tải ôtô) chỉ đáp ứng đủ năng lực để phục vụ vận tải cho dự án Tân Rai và Nhân Cơ. Chi phí vận tải của dự án Tân Rai và dự án Nhân Cơ cũng được tính toán cho phương án vận tải đường bộ (vận tải ôtô). Về lâu dài, muốn phát triển các dự án alumina khác, hoặc gia tăng sản lượng của 2 dự án Tân Rai và Nhân cơ thì phải xem xét thêm các phương án vận tải khác. Phương án vận tải đường sắt là phương án hiện thực trong điều kiện xây dựng các nhà máy alumina tại khu vực mỏ, nơi có nguồn nguyên liệu quặng bô xít.

Ông Nguyễn Mạnh Quân.

Theo chỉ đạo của Chính phủ, chủ đầu tư đã phối hợp với đơn vị tư vấn chuyên ngành của Bộ Giao thông Vận tải lập Báo cáo đầu tư tuyến vận tải đường sắt trên. Dự kiến thiết kế tuyến đường sắt đa dụng, không chỉ vận chuyển nguyên nhiên vật liệu và sản phẩm của các dự án bô xít, mà còn đảm nhận việc vận chuyển và thông thương hàng hoá, hành khách giữa khu vực Tây Nguyên và duyên hải miền Nam Trung Bộ. Theo tính toán sơ bộ, vốn đầu tư tuyến đường này khoảng 3,3 tỷ USD (trong đó giai đoạn 1 khoảng 1,7-2 tỷ USD).
Hiện nay, đơn vị tư vấn đang hoàn chỉnh Báo cáo đầu tư để trình Chính phủ xem xét, trong đó sẽ đề xuất giải pháp về cơ chế đầu tư và vận hành tuyến đường… Thông tin về việc Chính phủ đầu tư tuyến đường trên từ nguồn ngân sách là không đúng.

Ông Nguyễn Văn Ban: Thực tế mà nói không có tuyến đường sắt 3,3 tỷ USD trong tương lai gần. Vậy 2 nhà máy không có đường sắt, sản phẩm làm ra sẽ rất đắt, khó có tính cạnh tranh. Sản phẩm có bị mắc kẹt không? Tân Rai xây rồi, Nhân Cơ chưa xây, có nên chuyển Nhân Cơ ra bờ biển không? Anh nghĩ như thế nào?

Ông Nguyễn Mạnh Quân: Hiệu quả kinh tế phải thể hiện con số cụ thể. Dự án Nhân Cơ, chúng tôi tính là vận chuyển bằng đường bộ suốt đời dự án 30 năm chứ không phải đường sắt và thấy rằng có hiệu quả. Chúng ta đã thử nghiệm ở Tân Rai rồi.

– Bà Phạm Chi Lan: 30 năm mà các anh vẫn tính có hiệu quả ư? Những gì anh Quân nói lại là khía cạnh khác, không phải cứ đào tài nguyên lên bán là đời sống dân giàu lên. Người dân Quảng Ninh bao lâu nay bán than nhưng đời sống dân không giàu lên nhờ đó mà họ phải làm du lịch và nhiều ngành nghề khác thì đời sống của họ mới khá hơn. Theo tôi, chúng ta không thể nói rằng vì đời sống dân Tây Nguyên nghèo mà chúng ta triển khai dự án này. Những người chưa đồng tình với dự án này họ không muốn đời sống người dân khá hơn hay sao?

Ông Nguyễn Thanh Liêm: Nói người dân Quảng Ninh không được hưởng lợi là không đúng. Quảng Ninh phát triển nhờ than. Nhờ có than mà sản phẩm khác của bà con làm ra được bán ra rất đắt đỏ hơn ở nhiều khu vực khác. Giá trị về đất đai cũng tăng lên rất nhiều lần. Rồi tiếp đó là trường học, cơ sở hạ tầng cũng được cải thiện.

– Tập đoàn TKV đã khai thác than ở Quảng Ninh và cũng hiện hết sức khó khăn để khắc phục vấn đề môi trường ở vùng đất này. Ông nghĩ TKV có khả năng trả lại nguyên trạng vùng đất rộng lớn đã khai thác trên khu vực Tây Nguyên (vùng đất có tiềm năng phát triển nông nghiệp lớn) hay không? (Khoadinh, 21 tuổi, Dangkhoa_2003@hotmail.Com)

Ông Nguyễn Thanh Liêm: Hiện nay có nhiều khái niệm mà độc giả hiểu nhầm. Nếu bán tinh quặng không qua luyện thì tôi chưa thấy từ điển nào nói. Mong muốn có thể làm đến nhôm nhưng do điện của chúng ta không ổn định và giá quá đắt nên làm nhôm không hiệu quả. Nên tôi cho rằng chỉ nên làm đến alumin, tôi lưu ý đây là thành phẩm, đạt 98,6% sản lượng nhôm.

Bà Phạm Chi Lan.

Bà Phạm Chi Lan.

– Thưa đại diện Bộ Công Thương và TKV, Các Ông phản bác thế nào về ý kiến của ông Đoàn Văn Kiển (cựu Chủ tịch TKV) : “ Dự án 5 ăn 5 thua ?” và về phản biện của TS Tô Văn Trường : “Dự án từ lỗ tới lỗ ?” (Võ Thị Dung Thùy, 45 tuổi, Thuydungvo96@yahoo.Com)

Ông Nguyễn Mạnh Quân: Tôi hiểu ý của anh Kiển muốn nói về mức độ rủi ro của dự án và phản biện của TS Trường về hiệu quả kinh tế của dự án. Về 2 vấn đề trên, tôi xin làm rõ như sau:
Kết quả tính toán và thẩm định hiệu quả kinh tế dự án Tổ hợp bô xít Nhân Cơ cho thấy dự án có hiệu quả kinh tế, mức độ rủi ro thấp, cụ thể như sau:
– Về hiệu quả kinh tế: Với cơ chế chính sách hiện hành (cơ cấu vốn chủ sở hữu/vốn vay=30/70, phí môi trường là 30.000 đồng/tấn quặng nguyên khai, thuế suất thuế xuất khẩu alumina là 20%, phương thức vận chuyển đường bộ, giá thành sản xuất toàn bộ trung bình 1 tấn alumina là 287,6 USD/tấn. Giá bán (spot) trung bình là 335 USD/tấn, dự án đảm bảo tính khả thi cho chủ đầu tư (NPV > 0; IRR 8,24%). Thời gian thu hồi vốn của dự án là 12,4 năm/30 năm tồn tại của dự án (thực tế dự án sẽ tồn tại trên 50 năm).
– Về mức độ rủi ro:
+ Về giá bán: Theo kết quả dự báo thị trường của Metal Bulletin Research vào tháng 6 năm 2010, giá alumina dự kiến tăng từ 310 USD/tấn năm 2010 đến 440 USD/tấn vào 2015 và 650 USD/tấn vào 2020. Với giá bán tăng lên đến 30% vào năm 2015 và 95% vào năm 2020 so với giá thẩm định (335 USD/tấn) và chi phí một số yếu tố đầu vào (than, điện, vận tải…) tăng tối đa khoảng 20% vào năm 2015 và 40% vào năm 2020, khả năng dự án có hiệu quả đến năm 2020 là có cơ sở tin cậy.
+ Về ảnh hưởng của việc tăng vốn đầu tư: Việc tăng vốn đầu tư ảnh hưởng không nhiều đến hiệu quả kinh tế dự án. (tăng 25% vốn đầu tư, IRR = 7,12%, chỉ giảm hơn 1% so với ban đầu).
+Về thuế xuất khẩu alumin: Thuế xuất khẩu alumin có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả kinh tế của dự án do 100% sản phẩm alumin dự kiến xuất khẩu. Nếu thuế suất thuế xuất khẩu giảm xuống ở mức 10%, IRR=12,3%. Thuế xuất hiện alumina là cao và bất hợp lý; trên thế giới thuế xuất khẩu alumina là 0-5%.

Ông Nguyễn Mạnh Quân.

Ông Nguyễn Mạnh Quân.

Ông Nguyễn Thanh Liêm: Đây là lời phát ngôn trong một cuộc phỏng vấn. Ông Kiển muốn ví von hình tượng là 5-5. Nhưng tôi cho rằng, hơn ai hết, ông Kiển là người hiểu dự án. Tôi chắc chắn rằng, ý ông Kiển là dự án hoàn toàn khả thi nhưng cũng có những mức độ rủi ro nhất định. Vào thời điểm cách đây vài năm, dự án chưa có những tính toán chi tiết. Về bình luận của ông Trường, tôi cũng cho rằng ý ông ấy là có những rủi ro. Còn chúng tôi vẫn tin dự án hoàn toàn khả thi.

– Bà Phạm Chi Lan: Tôi vẫn không thấy thuyết phục với những điều ông Quân vừa nói. Vậy Nhà nước hoàn toàn có thể giúp cho đời sống của người dân Tây Nguyên khá hơn bằng cách trực tiếp bỏ tiền ra để hỗ trợ phương tiện, cải tạo sản xuất giúp bà con nâng cao năng suất, cây trồng, trồng trọt được đảm bảo, nâng cao chất lượng sản phẩm để các sản phẩm cà phê, chè của Việt Nam đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Đó mới là sự hỗ trợ thiết thực nhất.

Người dân vẫn có thể làm giàu trên nền tảng của sản xuất, văn hóa, môi trường và những gì họ đang có, chứ không phải giúp đỡ bằng cách đảo lộn đời sống, sinh hoạt, môi trường, văn hóa của họ lên. Tôi đồ rằng những người được mời tính cho dự án chỉ tính riêng cho dự án này chứ không phải tính tổng thể và chịu trách nhiệm đến cùng về những tính toán của họ. Vậy sau này không thành công họ sẽ phải chịu trách nhiệm thế nào? Tôi muốn nghe ý kiến từ Bộ Công Thương.

Ông Nguyễn Mạnh Quân: Tôi cũng rất chia sẻ với chị Chi Lan. Là thành viên trong hội đồng thẩm định, chúng tôi chịu rất nhiều áp lực. Tôi đã nói với Viện Kinh tế phải chịu trách nhiệm về kết quả thẩm tra, vì xã hội săm soi dự án này quá nhiều. Nó quá nhạy cảm và chúng tôi ý thức được điều đó. Với dự án khác có thể có chuyện này chuyện kia, nhưng riêng với dự án bô xít tôi khẳng định không có chuyện cơ quan thẩm tra chịu một sự chỉ đạo nào cả.

– Là công dân, tôi không dám đề cập sẽ giàu hay nghèo khi khai thác bô xit, chỉ e ngại liệu đây có thể sẽ xảy ra vụ “Vedan – Thị Vải” trên cạn hay không? Có thể cho biết đã lập báo cáo đánh giá thiệt hại trong trường hợp xảy ra sự cố chưa? Liệu lợi ích từ việc khai thác bô xít có đủ để giải quyết hậu quả? (Phan Ngoc Lam, 45 tuổi, Phanngoclam_tpth@yahoo.Com)

Ông Nguyễn Thanh Liêm: Chúng tôi đã tính toán về an toàn môi trường. Chúng tôi cho rằng giải pháp đó là an toàn.

Ông Nguyễn Thanh Liêm.

Ông Nguyễn Thanh Liêm.

Chúng tôi đã chống thấm theo tiêu chuẩn để không bị thấm, động đất cấp 5, chúng tôi đã tính đến động đất cấp 7. Chúng tôi chia hồ thành các ngăn để khi sự cố bùn có thể tràn vào ngăn nhỏ. Ngoài ra còn có đập dự phòng.

– Ông Nguyễn Mạnh Quân: Về vấn đề có thể xảy ra Thị Vải nữa không, đây là sự lo lắng hoàn toàn chính đáng của dư luận. Điều này cũng là áp lực rất lớn lên những người tham gia vào dự án bô xít. Chính vì lo lắng như vậy, chúng tôi luôn đặt vấn đề an toàn lên hàng đầu. Ví dụ hồ bùn đỏ, người ta yêu cầu thiết kế động đất tối đa cấp 5 nhưng chúng tôi nâng lên cấp 7, bây giờ Chính phủ còn yêu cầu phải chịu được cấp 9.

Cái tôi muốn nói là giám sát rất chặt chẽ. Ngoài ra, chúng tôi còn yêu cầu lập tổ giám sát môi trường. Sắp tới nếu cần thiết Quốc hội sẽ giám sát. Dù đây chưa phải là dự án quốc gia nhưng có thể cần Quốc hội giám sát cho nhân dân yên tâm. Với sự giám sát chặt chẽ như vậy, cá nhân tôi tin rằng sẽ không có sự cố sông Thị Vải trên cạn. Sau sự cố ở Hungary, Bộ đã cử ngày một đoàn khảo sát sang đó, củng cố công tác giám sát, lập ngay giải pháp phòng chống sự cố.

– Ông Nguyễn Văn Ban: Riêng vấn đề này tôi vẫn thấy băn khoăn. Vụ lụt ở miền Trung vừa rồi là ngoài quy luật. Nếu như động đất lại ngoài quy luật ở Tây Nguyên thì ra sao? Tôi nghĩ là để yên tâm thì chuyển qua thải khô thì sẽ an toàn hơn.

Ông Nguyễn Mạnh Quân: Chúng ta không thể dự báo chính xác động đất ở Tây Nguyên là bao nhiêu. Theo Viện Vật lý địa cầu người ta dự báo động đất ở Tây Nguyên cấp 5, chúng tôi thiết kế cấp 7 và mới đây đã nâng lên cấp 9. Với trường hợp mưa lũ ở miền Ttrung, Chính phủ đã yêu cầu rà soát một lần nữa những tác động của biến đổi khí hậu.

– Ông Nguyễn Văn Ban: Vùng Tân Rai có nhiều đột biến. Vậy thì những cái hồ của chúng ta vẫn có rủi ro chứ không phải là không. Tốt nhất là loại trừ yếu tố đó bằng không làm thải ướt.

– Ông Nguyễn Mạnh Quân: Về vấn đề thải khô thải ướt, chúng tôi tiếp thu ý kiến của anh Ban. Bộ Công Thương đang yêu cầu TKV nghiên cứu phương án thải khô và báo cáo chi tiết. Nếu thải khô phù hợp hơn thì sẽ thực hiện nhưng chỉ khi nào có kết quả mới có thể khẳng định được.

– Ông Nguyễn Văn Ban: Khi thiết kế hồ bùn đỏ, người ta thường làm một trạm trung hòa nhưng thiết kế của ta lại không có. Chính vì thế, tôi đề nghị phải xem xét kỹ hơn về thiết kế cho hồ bùn đỏ.

– Ông Nguyền Thanh Liêm: Sau sự cố Hungary và lụt miền Trung, nhiều người lo ngại nhưng người dân cũng phải nhìn nhận một cách toàn diện vấn đề này. Lũ lụt miền Trung do nằm dưới núi cao, sườn dốc đứng dễ xảy ra lũ quét. Tây Nguyên nằm ở vùng bình nguyên, hiện tượng lũ quét không xảy ra khi mưa lớn. Theo thống kê của cơ quan khí tượng thủy văn thì trận mưa lớn nhất ở đây chỉ khoảng 286 mm. Ở Tây Nguyên sẽ có xu hướng hạn hán chứ không mưa lũ nhiều. Khu vực làm hồ bùn đỏ không chịu tác động lũ quét, và cách tính toán của TKV vẫn đảm bảo an toàn, kể cả chuyện chống lũ cũng đã được kiểm tra.

– Ông Nguyễn Văn Ban: Tôi xin nói thêm là hồ bùn đỏ không vỡ ngay đâu, thải ra ban đầu nó nằm ở đáy hồ. Càng về sau dự án thì nó càng đầy, và mới có nguy cơ tràn. Hồ bùn đỏ ở Hungary thì vỡ ở giai đoạn cuối và vào thứ 45 năm chứ không phải những năm đầu.

– Tôi quan tâm tới hồ chứa bùn đỏ, nếu chống thấm triệt để thì khi mưa lớn, nước hòa bùn đỏ sẽ tràn đi đâu ? (Doan Ngoc Lac, 45 tuổi, Dngoclac@gmail.Com)

Ông Nguyễn Thanh Liêm: Để chống thấm chúng ta đã sử dụng màng chống thấm cao, sau đó có thể tái sử dụng lại. Trong hồ số 1 có chứa nhiều khoang, mỗi khoang 16 ha, dung tích 0,6-1,6 triệu m3. Những khoang nhỏ tồn tại 1 năm, khoang lớn 2-3 năm và có phần thu xút về bể điều hòa để tái sử dụng. Riêng phần chống thoát lũ khi có mưa lớn, vượt quá ngưỡng an toàn sẽ tháo sang hồ bên cạnh. Hồ đó kiểm soát khi PH nhỏ hơn 9 sẽ được thải ra ngoài. Nếu quá 9 sẽ được giữ lại khoang dự phòng. Chúng tôi còn bổ sung thêm phía cuối thung lũng cống có cánh phai để tránh bùn đục tràn ra ngoài.

Ông Nguyễn Mạnh Quân: Về vấn đề hồ chứa bùn đỏ, Bộ đã có chỉ đạo rồi, sẽ thuê tư vấn nước ngoài để khảo sát hồ bùn đỏ. Ý kiến của anh Ban cũng nên được xem xét nghiêm túc. Hồ bùn đỏ này sẽ cần được khảo sát để hoàn thiện và bổ sung. Cần phải tính đến mọi tình huống xảy ra kể cả tình huống xấu nhất.

– Chào ông Vụ trưởng Nguyễn Mạnh Quân, ông cho biết khả năng an toàn của các bể chứa thải là trong bao nhiêu năm, 10 -20 hay 50 năm? Khi mà các bể chứa không còn sức chứa thì chúng ta làm thế nào, xây mới hay ngưng hoạt động nhà máy? (Binh Phan, 47 tuổi, Tribinhpvn@gmail.Com)

Ông Nguyễn Mạnh Quân: Nếu không còn chỗ chứa, tất nhiên là phải ngừng nhà máy. Ở đây chúng ta có hai hồ, một hồ là 15 năm một cái hồ là 21 năm. Tất nhiên bùn thải vào một thời gian sẽ khô, chúng ta sẽ phủ lên trên một lớp đất, trên cùng sẽ phủ một lớp đất trồng. Đi tham quan ở Brazil, chúng tôi thấy người ta trồng cây lên rất tốt.

Hồ bùn đỏ được chia thành nhiều khoang và được thiết kế đảm bảo độ an toàn chia làm hai giai đoạn:
– Giai đoạn hoạt động: thì mỗi khoang chỉ hoạt động khoảng 1-2 năm, và hồ số 1 có 8 khoang hoạt động là 12 năm
– Giai đoạn dừng hoạt động tiến hành các biện pháp an toàn khi chôn lấp (chống xói mòn, chống lũ, chống động đất, chống thấm, ,..) với các tổ hợp các giải pháp như lấp đất phủ, trồng cây, chống thấm bằng vật liệu HDPE có tuổi thọ tời hơn 30 năm, gia cố sườn đập và vành đai bảo vệ, trung hòa bùn đỏ trong hồ chứa bằng các giải pháp khác nhau, tái sử dụng bùn đỏ để giảm khối lượng
– Hồ bùn đỏ có dung tích được thiết kế đồng bộ và phù hợp theo công suất và tuổi thọ của nhà máy alumina. Khi mở rộng nhà máy thì phải thiết kế hồ bùn đỏ mới, nếu không có chỗ đặt hồ bùn đỏ mới thì không thể mở rộng nhà máy được.
Với đồng bộ các giải pháp trên thì hồ bùn đỏ được quản lý an toàn trong rất nhiều năm (hiện nay đã có tới hơn 2 tỷ tấn bùn đỏ đang được chôn lấp an toàn trên thế giới. Nhà máy alumina Queesland Úc đã có thực tế quản lý hồ bùn đỏ thải ướt hơn 40 năm (từ năm 1967)

– Thưa ông Liêm, trong các hồ chứa bùn đỏ các ông xử lý bằng cách trải một lớp vải kỹ thuật để chống thẩm thấu. Nhưng như chúng ta đều biết không có vật liệu nào tuổi thọ vĩnh cửu cả. Trong trường hợp lớp vải kỹ thuật đó bị hư hỏng, dẫn tới các chất độc hại ngấm xuống tầng nước ngầm và gây ô nhiễm cho tầng ngầm. Khi đó các ông xử lý thế nào (Bach Hoang Ha, 47 tuổi, Hải Phòng)

Ông Nguyễn Mạnh Quân: Hồ bùn đỏ của Tân Rai nằm trong thung lũng, ba phía được bao bọc bởi địa hình, chỉ còn một phía đắp đập. Về công nghệ xây hồ, đầu tiên bóc đất, sau đó phủ một lớp sét, sau đó vải địa kỹ thuật, rồi tới vải chống thấm, vải kỹ thuật… Lớp chống thấm được làm theo đúng tiêu chuẩn Việt Nam, gần như là chống thấm tuyệt đối. Cái này chúng tôi yêu cầu giám sát chặt chẽ, đặc biệt là hồ bùn đỏ.

Các vật liệu chống thấm hồ bùn đỏ mà thế giới đang sử dụng hiện nay (HDPE) thì đều có tuổi thọ khoảng hơn 30 năm
Chống thấm hồ bùn đỏ là một giải pháp mang tính quốc tế trên cơ sở áp dụng chống thấm bằng nhiều lớp, trong đó lớp HDPE là trung tâm, và đảm bảo có hệ số chống thấm đến 10-15-19 cm/s. Tức là chống thấm tuyết đối.
– Mặt khác, vẫn có thể có sự cố là do lý do ngẫu nhiên nào đó các lớp chống thấm bị rò rỉ, làm cho nước kiềm trong bùn đỏ thấm ra ngoài và ô nhiễm tầng nước ngầm – hiện tượng này gọi là sự cố
– Khi có sự cố nước bùn đỏ ngấm xuống nước ngầm thì chúng tôi đã xây dựng giải pháp ứng phó, bao gồm:
+ Quan trắc chất lượng nước ngầm 24/24 xung quanh hồ để phát hiện sớm.
+ Xác đình vùng có thể lan tỏa trong 24h, 48h và 72h để cô lập bằng giải pháp ngăn các điểm thông thủy với nước mặt
Dùng thạch cao, muối Ca-Mg, và các hợp chất khác để trung hòa kiềm tại các giếng nước, điểm thông thủy trong vùng ảnh hưởng

Ông Nguyễn Thanh Liêm: Phần thiết kế chống thấm đã được thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế. Qua thực tế vận hành một số hồ bùn đỏ trên thế giới theo công nghệ này chưa xảy ra hiện tượng thấm xuống nước ngầm.

– Ông Nguyễn Văn Ban: Về hồ bùn đỏ thì cần có một cuộc trao đổi kỹ hơn. Cách biện luận của TKV có cơ sở nhưng quặng của chúng ta làm bùn đỏ rất khó lắng. Chia ô nhưng đổ bùn đỏ chờ lắng là rất lâu. Nếu mưa to đột biến thì việc tràn là không phải không có. Nếu dùng phương pháp thải khô thì độ ẩm chỉ còn 30% thôi, lúc đó bùn đỏ thải như đất rồi. Mình dùng xe để san lấp và trồng cây thì an toàn hơn nhiều. Còn về thiết kế của các dự án TKV thì tôi chưa được xem kỹ nên chưa thể bình luận nhưng phải làm rất cẩn thận để không bị ngấm vào nước ngầm và gây ô nhiễm.

Bà Phạm Chi Lan: Tôi chỉ muốn góp thêm với Bộ Công Thương một ý thế này. Từ nãy đến giờ chúng ta đã nói khá nhiều về việc thực hiện dự án theo tiêu chuẩn Việt Nam. Nhưng cũng nên nhớ rằng, nước ta vẫn còn phát triển ở trình độ thấp. Khi gia nhập ASEAN, WTO, nhiều tiêu chuẩn còn không đạt và đang phải xây dựng những bộ tiêu chuẩn mới.

Chính vì vậy, tôi kiến nghị nên nâng tầm tiêu chuẩn khi thực hiện dự án này cũng như những dự án sau. Tôi tin khi thực hiện dự án tại Hungary cách đây mấy chục năm, người ta cũng đã tin rằng không thể có sự cố xảy ra. Hơn nữa, tốc độ và cường độ biến đổi khí hậu hiện nay luôn vượt qua mọi tốc độ dự báo. Vì vậy không nên cứ khăng khăng đi theo một bộ tiêu chuẩn đã cũ. Các tiêu chuẩn an toàn của dự án được thiết kế cho 30 năm. Nhưng ai đảm bảo chuyện gì sẽ xảy ra vào năm thứ 31. Thực tế đã có không biết bao nhiêu chuyện xảy ra mà người chịu trách nhiệm biện bạch rằng mình đã làm đúng theo quy định, theo tiêu chuẩn. Do đó tôi cho rằng phải rà soát lại, đặt mục tiêu an toàn lên mức tối đa.

Ông Nguyễn Mạnh Quân: Cảm ơn chị Chi Lan. Chúng tôi hoàn toàn tiếp thu ý kiến này. Rất hợp lý.

– Đào đất chỉ lấy 30% đến 40% bô xít, còn lọai bỏ tất cả kim loại khác (theo UB KH-CN- MT Quốc hội). Các ông có thấy lãng phí không ? (Võ Thị Dung Thùy, 45 tuổi, Thuydungvo96@yahoo.Com)

Ông Nguyễn Thanh Liêm: Theo tính chất quặng của Tây nguyên thì cứ khai thác 2,3-2,5 tấn quặng nguyên khai, sau khi tuyển rửa sẽ thu hồi được 1 tấn tinh quặng bô xít. Phần thải ra chủ yếu là đất sét chứ không phải là các kim loại như bạn nghĩ.

– Tôi muốn hỏi những ảnh hưởng cụ thể mà chất thải do khai thác bô xít gây ra cho môi trường và đời sống người dân? (Ngô Minh Quang, 45 tuổi, Minhquang_xd@)

– Ông Nguyễn Thanh Liêm: Về cơ bản chúng tôi đã nghiên cứu và phân tích đầy đủ những tác động môi trường của việc khai thác, tuyển quặng bô xít và sản xuất alumina, cùng với những giải pháp bảo vệ môi trường kèm theo (đã được Bộ TN&MT phê duyệt). Những tác động môi trường trong khai thác và tuyển quặng bô xít bao gồm:
– Sử dụng đất rừng, thay đổi cảnh quan
– Ô nhiễm bụi, nước mặt, nước ngầm
– Ô nhiễm tiếng ồn
– Tác động đến đa dạng sinh học
Những tác động môi trường của nhà máy alumina:
– Ô nhiễm bụi
– Ô nhiễm nước (nước thải công nghiệp, sinh hoạt)
– Ô nhiễm tiếng ồn
– Chất thải độc hại (bùn đỏ) và những tác động của nó đến môi trường và sức khỏe cộng đồng
Ngoài ra chúng tôi cũng đánh giá mức độ rủi ro của những tác động không lường trước để có các giải pháp dự phòng, đặc biệt đối với hồ bùn đỏ và ô nhiễm nước ngầm

– Tôi ủng hộ ý kiến cho rằng đây là siêu dự án cấp quốc gia. Tại sao một dự án lớn như vậy mà không đưa ra Quốc hội xem xét, và tại sao lại không có cuộc khảo cứu về tác hại tới môi trường với sự tham gia của các nhà khoa học một cách sâu rộng nhất? (Giang Nguyen, 45 tuổi, Nguyentruonggiang.Cdt@)

– Ông Nguyễn Mạnh Quân: Vấn đề này đã được đề cập và đưa ra tại kỳ họp Quốc hội năm 2009. Xét theo tiêu chí của Quốc hội thì dự án bô xít Tân Rai và Nhân Cơ không thuộc dự án quan trọng quốc gia, nhưng có tính nhạy cảm về xã hội và môi trường.Vì vậy, xã hội và Quốc hội đặc biệt quan tâm. Với sự chỉ đạo sát sao và cụ thể của Đảng và Chính phủ, sự tham gia rộng rãi của các Bộ, ngành địa phương, sự thẩm định kỹ càng và thận trọng về môi trường, sự giám sát chặt chẽ của các cấp, theo tôi về thực chất dự án bô xít Tây Nguyên đã và đang được chúng ta thực hiện và giám sát như “siêu dự án cấp quốc gia”.

Ông Nguyễn Mạnh Quân.

Ông Nguyễn Mạnh Quân.

Việc khảo cứu về tác hại của môi trường là khâu bắt buộc của dự án. Kết quả khảo cứu về tác động môi trường của dự án, giải pháp giảm thiểu tác động môi trường được đề cập trong các Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Tân Rai và Nhân Cơ đã được Bộ Tài nguyen Môi trường phê duyệt.

– Thứ trưởng Lê Dương Quang từng phát biểu là dự án bô xít có kế thừa kết quả nghiên cứu ở nhiều quốc gia. Nhưng thực tế dự án chỉ sử dụng máy móc thiết bị Trung Quốc và do chính người Trung Quốc thi công từ đầu đến cuối. Tại sao vậy? (Đinh Trung Kiên, 50 tuổi, TP HCM)

Ông Nguyễn Thanh Liêm: Đây là 1 lĩnh vực mới, cả nước ta đi từ con số 0. Khi triển khai chúng tôi đã đấu thầu và tiến hành theo đúng quy định từ khâu hồ sơ đến các giai đoạn. Sau khi công bố trên thông tin địa chúng, có 7 nhà thầu nộp hồ sơ. Nhà thầu ABB, Chalieco, Liên doanh CYMG, liên doanh JGC- TECHNNIP, liên danh NFC- CNTIC, nhà thầu MACHANON CONTRUCTION, nhà thầu MCC Overseas.

Sau khi xem xét, chúng tôi thấy có 4 nhà thầu đủ điều kiện. Sau khi đấu giai đoạn 1, thì một nhà thầu rút lui. Cuối cùng còn lại 3 nhà thầu Trung Quốc. Sau khi chúng tôi đánh giá, chỉ còn lại mỗi nhà thầu Chaloco. Chúng tôi mong muốn có nhiều nhà thầu nổi tiếng nhưng họ yêu cầu được đầu tư mới chuyển giao công nghệ chứ không thực hiện theo gói thầu EPC.

Ông Nguyễn Mạnh Quân: Tôi xin bổ sung ngắn gọn ý kiến của anh Liêm. Bản chất vấn đề việc chỉ sử dụng máy móc Trung Quốc đơn giản là do Trung Quốc trúng thầu. Hơn nữa, khi đi nghiên cứu thị trường, chúng tôi sử dụng kết quả nghiên cứu của một công ty nước ngoài, kết hợp đi tham quan nhiều nước khác. Việc tham quan thì có thể đi nhiều nước, nhưng việc chọn nhà thầu thì chúng ta chỉ chọn một thôi, và chúng ta đã chọn nhà thầu phù hợp.

– Ông Nguyễn Văn Ban: Nhà máy Tân Rai do Trung Quốc xây dựng thì sử dụng thiết bị của nước ngoài là bao nhiêu và là những thiết bị gì? Cách đây chừng hơn 1 tháng tôi thăm một nhà máy bô xít Trung Quốc ở Hoa Ngân (cách biên giới Việt Nam 150 km) thì toàn bộ những thiết bị quan trọng là của các nước phát triển sản xuất

Ông Nguyễn Mạnh Quân: Năm 2009, Trung Quốc sản xuất 29 triệu tấn alumina, nhập khẩu 4 tấn, năm 2010 sản xuất 27 triệu tấn, nhập khẩu 5 tấn. Việc bảo Trung Quốc ngừng sản xuất một số nhà máy chế biến alumina là hoàn toàn không đúng.

– Bà Phạm Chi Lan: Chúng ta đã có một loạt thực tế nhãn tiền về những dự án mà Trung Quốc trúng thầu, nhất là những dự án nhà máy điện. Báo chí và dư luận từng phản ánh hầu hết các dự án mà họ trúng thầu đều chậm so với cam kết và chưa thực sự đảm bảo về chất lượng. Tôi được biết chính TKV cũng từng gặp tình trạng này với nhà thầu Trung Quốc. Trong quá trình đấu thầu, nhà thầu Trung Quốc thường bỏ giá thấp để trúng sau đó thực hiện thì chi phí bị đội lên nhiều.

Ông Nguyễn Mạnh Quân: Anh Liêm chưa hiểu ý kiến của chị Lan. Chị Lan nói đúng. Nhưng báo cáo chị là riêng dự án Tân Rai chậm 3 tháng, có cả lý do chủ quan lẫn khách quan. Nhưng theo tôi với một dự án hàng trăm triệu đô thì 3 tháng cũng không phải đáng kể. Còn về biến động giá thì đây là hợp đồng trọn gói, không thay đổi giá kể cả nếu có biến động tỷ giá. Tôi khẳng định với chị là giá hợp đồng đến giá quyết toán chỉ có thể thôi, không có rủi ro.

– Ông Nguyễn Văn Ban: Lúc chọn thầu khoảng 360 triệu USD và đến khi thương thảo là 466 triệu USD, biến động gì mà mức độ thay đổi lại lớn đến như vậy? Ngày trước tôi có nghe anh Kiển giải thích là do chưa tính đến thiết bị dự phòng nhưng nếu là thiết bị dự phòng thì nó phải nằm hết trong hồ sơ mời thầu rồi chứ

Ông Nguyễn Thanh Liêm.

Ông Nguyễn Thanh Liêm.

– Tại sao lại là một nhà thầu Trung Quốc, chẳng lẽ không có nhà thầu nào khác có đầy đủ kỹ thuật, chuyên môn và công nghệ hiện đại hơn hay sao?

– Ông Nguyễn Thanh Liêm: Đây là ngành công nghiệp mới. Chúng ta chưa có kinh nghiệm về ngành công nghiệp này nên khi triển khai thực hiện dự án, chúng ta đã tiến hành đấu thầu EPC nhà máy alumin theo hình thức đấu thầu quốc tế. Đã có nhiều nhà thầu tham gia song chỉ có nhà thầu CHALIECO – Trung Quốc là trúng thầu. Nhà thầu CHALIECO là nhà thầu đã thực hiện rất nhiều các công trình alumin nhôm ở Trung Quốc và trên thế giới.

– Chúng ta lý luận hồ bùn đỏ Tây Nguyên được đặt trong thung lũng chết, và ở khu vực có lưu vực nhỏ, cách xa khu vực dân cư tập trung nên an toàn cao hơn. Nhưng tôi nghĩ, Hungary tiến bộ hơn chúng ta về khoa học kỹ thuật, việc làm hồ chứa nổi là nguyên nhân riêng. Còn chúng ta, làm bể lắng ngầm thì việc xử lý chống thấm và rò rỉ có được quan tâm hay không? Nếu chất thải ngấm vào nguồn nước ngầm thì tác hại thế nào? (Ngô Minh Quang, 35 tuổi, Minhquang_xd@)

– Ông Nguyễn Thanh Liêm: Chúng tôi lựa chọn đặt hồ bùn đỏ trong thung lũng tương đối kín (chỉ có một cửa hẹp để thoát nước). Chúng tôi không làm bể lắng ngầm, mà là hồ chứa mở được đặt trong thung lũng và chia thành nhiều khoang bằng các đập đất. Chống thấm hồ bùn đỏ là một giải pháp mang tính quốc tế trên cơ sở áp dụng chống thấm bằng nhiều lớp, trong đó lớp HDPE là trung tâm, và đảm bảo có hệ số chống thấm đến 10-15-19 cm/s. Tức là chống thấm tuyết đối.

Khi có sự cố nước bùn đỏ ngấm xuống nước ngầm thì chúng tôi đã xây dựng giải pháp ứng phó, bao gồm:
o Quan trắc chất lượng nước ngầm 24/24 xung quanh hồ để phát hiện sớm.
o Xác định vùng có thể lan tỏa trong 24h, 48h và 72h để cô lập
Dùng thạch cao, muối Ca-Mg, và các hợp chất khác để trung hòa kiềm tại các giếng nước, điểm thông thủy trong vùng ảnh hưởng.

– Nếu xảy ra sự cố ảnh hưởng đến môi trường, trong khi lợi nhuận không là bao, ai sẽ chịu trách nhiệm vì đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế và môi trường?

Ông Nguyễn Mạnh Quân.
Ông Nguyễn Mạnh Quân.

Ông Nguyễn Mạnh Quân: Nếu xảy ra sự cố về môi trường; tôi nghĩ trách nhiệm về kinh tế và môi trường sẽ được xác định trên cơ sở điều tra về nguyên nhân, sự liên đới trách nhiệm của các cá nhân, cũng như tổ chức liên quan. Cơ quan điều tra có thẩm quyền sẽ là người thụ lý và thực hiện công việc trên theo quy định hiện hành.

– Xin được hỏi ông Nguyễn Mạnh Quân về việc hồ bùn đỏ ở Tây Nguyên chịu được động đất đến 9 độ richter có thật không? Việc động đất thảm khốc ở Chile, Trung Quốc khoảng 7 đến 7.5 độ richter mà đã gây ra những thảm họa vô cùng. Điều này làm ông suy nghĩ gì nhất là cộng với trình độ và phong cách làm rút ruột dự án ở VN? (Hoang Tu, 50 tuổi, Trailo_hathanh@yahoo.Com)

Ông Nguyễn Mạnh Quân: Tôi xin làm rõ như sau: Hồ bùn đỏ Tây Nguyên được thiết kế với hệ số an toàn cao, chịu được động đất cấp 7, mặc dù theo tiêu chuẩn XDVN 375:2006 về việc thiết kế công trình chịu động đất, yêu cầu thiết kế công trình tại khu vực huyện Bảo Lâm và Đăk RLấp (là địa điểm xây dựng hồ bùn đỏ) theo cấp động đất là cấp 5. Vừa qua Bộ Tài nguyen Môi trường yêu cầu chủ đầu tư phải thiết kế theo cấp động đất 9 để nâng cao độ an toàn lên mức gần như tuyệt đối. Chủ đầu tư đã kiểm tra và điều chỉnh. Với độ dự phòng cao như vậy, tôi tin tưởng sự an toàn của hồ đập;
Về vấn đề “trình độ và cách làm rút ruột”, theo tôi, với trình độ và kinh nghiệm của nhà thầu CHALIECO (đã làm nhiều công trình tương tự, có độ phức tạp và quy mô lớn hơn); với sự giám sát của nhiều cấp: Tư vấn quản lý dự án (có chuyên gia Úc tham gia), Tổ giám sát môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ban chỉ đạo các dự án bôxit; với tính nghiêm trọng của dự án và áp lực trách nhiệm, tôi tin rằng sẽ không thể xảy ra tình trạng trên.

– Xin được hỏi cô Lan, là một chuyên gia kinh tế cô có thể so sánh những cái đưọc và mất lớn nhất của dự án không ạ (Nguyen Thanh Trung, 38 tuổi, Thanh xuan, ha noi)

– Bà Phạm Chi Lan: Tôi lo nhiều vấn đề: Trong quá trình chuẩn bị cho dự án, mục tiêu cao nhất của chủ dự án là cố gắng thuyết phục cao nhất để được thực hiện. Và họ cũng đưa ra nhiều phương án, tính toán hiệu quả kinh tế và mọi rủi ro có thể xảy ra. Tất nhiên trong quá trình thực hiện không chủ đầu tư nào lại muốn rủi ro, không thành công cả. Nhưng thực tế hiện nay, không phải cái gì chúng ta tính toán đều đúng, cái gì ta thực hiện đều suôn sẻ. Có rất nhiều dự án chúng ta đã tính toán kỹ chi phí vẫn đội lên và rủi ro vẫn xảy ra.

Tôi cho rằng, thời điểm khai thác hiện nay đã thực sự phù hợp chưa, cần phải tính toán vì chúng ta chỉ tận dụng được một hợp chất nhôm còn nhiều chất nữa chưa sử dụng ngay được và phải đem đi chôn…

Bà Phạm Chi Lan.

Bà Phạm Chi Lan.

Một vấn đề nữa tôi băn khoăn đó là đời sống người dân bị ảnh hưởng. Phải chăng đời sống dân Tây Nguyên chỉ đi lên, chỉ giàu lên khi có dự án bô xít hay nói cách khác chỉ có bô xít đời sống mới khá hơn? Chưa kể các yếu tố rủi ro về bùn đỏ có thể xảy ra. Do vậy, cần phải tính toán và cần thêm rất nhiều tiền thêm vào, nhiều chi phí phát sinh.

Ở đây, tôi muốn nói đến tính thời điểm khai thác dự án. Chúng ta đã có bài học về khai thác tài nguyên. Ví dụ như Dung Quất, ngay khi thực hiện đã phải đi ký kết với rất nhiều nước để đặt vấn đề nhập khẩu. Và có thể đến năm 2015, chúng ta sẽ phải nhập dầu thô. Thêm nghịch lý nữa, chúng ta mua điện từ Trung Quốc, trong khi họ mua than của mình và chúng ta sẽ phải nhập khẩu than từ năm 2012 tới.

Rõ ràng điều kiện khoa học của chúng ta chưa đạt được điều này để tận dụng chế biến để khai thác sử dụng trong nước.

Trước đây điều kiện khó khăn, chúng ta khai thác và xuất khẩu dầu để có tiền. Còn hiện nay đất nước chúng ta hiện không nghèo đến mức phải đào bô xít lên bán. Hãy để dành tài nguyên này để cho thế hệ con cháu. Tôi tin vào tài năng của thế hệ tiếp theo, họ sẽ biết sử dụng tài nguyên vào nhiều việc khác và khai thác, chế biến sử dụng có hiệu quả hơn.

Ông Nguyễn Mạnh Quân: Tôi rất hiểu và chia sẻ băn khoăn của chị Lan về hiệu quả kinh tế dự án. Chị chưa được tiếp cận chi tiết báo cáo thẩm định, chúng tôi chưa có điều kiện cấp cho chị, do đó việc băn khoăn là dễ hiểu. Về thời điểm khai thác, cái này chị băn khoăn cũng dễ hiểu.

Riêng tôi lại có băn khoăn. Tây Nguyên nhiều năm nay là địa bàn khó khăn về kinh tế xã hội, đồng bào đã và đang nghèo, nhiều năm nay ta đã phát huy tiềm năng lớn của Tây Nguyên, nhưng vẫn chưa thoát nghèo. Trong khi thiên nhiên lại phú cho ta tài nguyên bô xít thuộc loại nhiều nhất trên thế giới. Thế giới người ta khai thác hàng trăm năm, bản thân ta chuẩn bị 10 năm, ta còn thành lập cả hội đồng thẩm định, sắp tới lại tái thẩm định. Là người trong cuộc, tiếp xúc với dự án hơn 7 năm rồi, tôi thấy tự tin với dự án này, thấy rằng mình đủ điều kiện để thực hiện. Tại sao ta không làm?

Cá nhân tôi cho rằng làm bây giờ là hơi muộn. Ta phải làm vì trách nhiệm với đồng bào Tây Nguyên, tất nhiên phải làm hiệu quả, đảm bảo môi trường. Nếu bảo dừng dự án thì chúng tôi ăn ngon ngủ yên, nhưng rất trăn trở với nguồn tài nguyên lớn như thế mà không được khai thác. Để bây giờ mới làm tôi cho là quá muộn.

Bà Phạm Chi Lan: Tôi lại muốn lưu ý thế này. Không phải là do chưa khai thác bô xít mà đời sống nhân dân Tây Nguyên chưa được cải thiện. Chỉ đơn cử một chuyện thế này. Năm 2002, đầu tư nông nghiệp chiếm 13,8% tổng đầu tư toàn xã hội thì đến năm 2008, con số này chỉ còn có 6,4%. Như vậy đâu phải chúng ta đã cố gắng hết sức mà đời sống bà con không lên. Chỉ là chúng ta làm chưa đến nơi đến chốn mà thôi. Ngay tại diễn đàn Quốc hội những ngày gần đây, người ta cũng thấy đại biểu các địa phương khai thác mỏ phản ánh: chỉ có doanh nghiệp giàu, đời sống người dân có được hưởng lợi mấy đâu.

– Xin các vị trả lời thẳng câu hỏi sau đây: Nếu có sự cố vỡ hồ chứa bùn đỏ thì các vị sẽ xử lý như thế nào? Tôi đã thấy một câu hỏi phía trên hỏi như vậy, nhưng các vị trả lời còn vòng vo và chưa nếu được biện pháp giải quyết (Nguyễn Thanh Tùng, 24 tuổi, 81/36 Hồ Văn Huê, Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh)

Ông Nguyễn Mạnh Quân: Tất nhiên cũng không ai mong muốn thảm họa xảy ra. Chính văn bản ngày 22/10 vừa rồi, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Công thương chỉ đạo đưa ra giải pháp phòng chống, kể cả nghĩ đến phương án xấu nhất. Đấy là cái thứ nhất. Cái thứ hai về mặt trách nhiệm. Khi xảy ra sự cố, các cơ quan điều tra chắc chắn sẽ phải vào cuộc điều tra và xử lý giải quyết hậu quả.

Ông Nguyễn Thanh Liêm: Vấn đề này chúng tôi đã có giải pháp như đề xuất các kịch bản về sự cố, tổ chức diễn tập thường xuyên. Tùy từng tình huống để ứng phó theo kịch bản đã được diễn tập.

– Thưa ông Quân, ông có bình luận gì về việc Trung Quốc mới đây đã ngừng hoạt động khai thác bô xít tại nước họ do gây ô nhiễm nặng nề? (Thanh Thao Bui, 38 tuổi, Westernausperth@yahoo.Com)

Ông Nguyễn Mạnh Quân.

Ông Nguyễn Mạnh Quân.

Ông Nguyễn Mạnh Quân: Tôi xin khẳng định thông tin trên không đúng. Năm 2009, Trung Quốc sản xuất 26 triệu tấn alumina, nhập khẩu 4 triệu tấn; năm 2010 dự kiến sản xuất 27 triệu tấn alumina, nhập khẩu 5 triệu tấn và kế hoạch này không thay đổi. Tôi được biết, đến nay, nước bạn không có chủ trương ngừng hoạt động khai thác bô xít .

– Tôi rất tin tưởng rằng thảm họa sẽ không bao giờ xảy ra với chúng ta, như những gì các ông đã lập luận. Nhưng nếu nó xảy ra, các ông sẽ hành động như thế nào? Việc này có được nêu ra trong dự án không? (Dung Phan, 47 tuổi, Dungp2011@yahoo.Com)

Ông Nguyễn Mạnh Quân: Với sự cố vỡ hồ bùn đỏ ở Hungary, ngày 22/10 vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành liên quan và TKV tổ chức Đoàn khảo sát, nghiên cứu, rút kinh nghiệm từ sự cố vỡ hồ bùn đỏ ở Hungary; thuê đơn vị tư vấn có kinh nghiệm, uy tín để tái thẩm định thiết kế hồ bùn đỏ để hoàn thiện và bổ sung thiết kế hiện nay; lập phương án phòng chống và ứng phó sự cố khi xảy ra vỡ hồ bùn đỏ. Chúng tôi đang tổ chức thực hiện nhiệm vụ quan trọng này.

Ông Nguyễn Văn Ban.

Ông Nguyễn Văn Ban.

– Ông Nguyễn Văn Ban: Theo tôi nghĩ thì việc đưa ra phương án là kịp thời trong tình thế hiện nay. Nhưng đáng lẽ việc này phải tính trước từ lâu. Khi thực hiện dự án này, tôi nghĩ là đã có những mặt chủ quan nhất định. Tài nguyên bô xít là một lợi thế lớn và ta cần tận dụng nó để làm giàu cho đất nước nhưng không phải vì thế mà làm với bất cứ giá nào. Bây giờ thì phải bắt đầu rồi nhưng phải thận trọng và chọn phương án tốt nhất, đảm bảo hiệu quả kinh tế, môi trường và an sinh xã hội.

– Thưa các nhân sĩ, tại sao các vị lại cho rằng các dự án bô xít không thể làm giàu cho đất nước, trong khi dự án này sẽ đem đến công ăn việc làm cho biết bao người Tây Nguyên lâu nay phải đổ xô về thành phố kiếm kế sinh nhai. Chẳng lẽ thế giới rủi ro thì chúng ta không làm nữa sao, sao chúng ta không rút từ sai lầm của họ để lấy những bài học cho riêng chúng ta? Đợi người ta làm rồi thì mình mới làm biết bao giờ khá nổi? (Lan Anh, 35 tuổi, Hà Nội)

– Bà Phạm Chi Lan: Tôi phát biểu với tư cách cá nhân, và tôi ký tên cũng với tư cách cá nhân, tôi không đại diện cho ai cả. Như tôi đã nói rất nhiều lần, làm giàu cho Tây Nguyên và tốt cho đời sống bà con nơi đây là điều tôi luôn khao khát. Tôi từng nhiều lần rơi nước mắt khi chứng kiến cảnh sống của bà con. Trên thực tế, chúng ta đã làm rất nhiều để mong cải thiện đời sống của họ nhưng đời sống của họ vẫn chưa đạt được những gì chúng ta mong muốn nên chúng ta cần làm tiếp và bằng nhiều cách hỗ trợ hiệu quả hơn.

Bà Phạm Chi Lan.

Bà Phạm Chi Lan.

Liên quan đến dự án này, tôi luôn băn khoăn câu hỏi, có phải khai thác bô xít đời sống của họ hay không. Và khi triển khai dự án, công ăn việc làm của họ thể nào. Bởi các khâu triển khai đã do chủ đầu tư Trung Quốc thực hiện và họ thường đưa nhân công của họ vào làm. Vậy bà con ở đó có thể có cơ hội việc làm không?

Rất nhiều trường hợp triển khai dự án lấy đất của bà con và hứa hẹn về đời sống công ăn việc làm của họ ổn định nhưng sau khi hoàn tất dự án, bà con mất đất và họ mất luôn phương tiện sản xuất.

Về dự án bô xít, tôi cũng mong đất nước chúng ta có điều kiện để làm được. Và tôi mong, thời điểm dự án được triển khai phải hiệu quả kinh tế đảm bảo được đời sống văn hóa môi trường, đời sống của bà con được đảm bảo theo đúng hướng bền vững. Chứ không phải chúng ta cứ thực hiện rồi ngờ vực về tính hiệu quả hay chưa chắc các yếu tố về môi trường, cũng như văn hóa.

Cách đây 30 năm, chúng ta vừa thoát khỏi chiến tranh, còn nghèo khó, chúng ta đã nghe lời khuyên của nhiều nước như Nga, Hungary, chúng ta đã từ chối làm dự án bô xít. Bây giờ đời sống khá hơn, điều kiện kinh tế tốt hơn vậy mà chúng ta vẫn làm? Tôi cho rằng vẫn tiếp tục cân nhắc và xét trên mọi khả năng có thể nhất để tránh rủi ro.

Dự án bô xít Tây Nguyên.

Dự án bô xít Tây Nguyên.

– Ông Nguyễn Văn Ban: Tôi đã nhiều năm làm trong ngành khai thác khoáng sản, đặc biệt là dự án nhôm. Phải nói rằng, đây là một tài nguyên lớn của đất nước mình. Tài nguyên ấy ta cần sử dụng để làm giàu cho đất nước. Sử dụng như thế nào thì ta phải tính đến. Mấy dự án của TKV còn nhiều điều phải băn khoăn. Các anh có nói ta làm sau nhiều nước nhưng có rất nhiều điều chúng ta làm sau nhưng không học và làm trái với người ta.

Như vận tải xa như thế mà chọn vận tải bằng ô tô là một ví dụ. Khi tôi làm việc với chuyên gia người Pháp về việc chuyển dự án từ 300.000 lên 600.000 tấn thì ông ấy nói chưa thấy có dự án nào quy mô như vậy trên thế giới mà vận tải bằng ô tô. Hiệu quả kinh tế thì còn nhiều băn khoăn lắm. Con số đưa ra biến động không biết đâu mà lường. Anh Liêm nói là tin vào con số của chủ đầu tư thì tôi không bàn nữa nhưng nó vẫn còn rủi ro.

Tân Rai xây rồi thì không nói nhưng Nhân Cơ thì nên chuyển ra bờ biển và tăng công suất lên 1,2 triệu tấn để phù hợp với quy mô của thế giới. Nếu không chúng ta phát triển nhưng mà lại không đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới thì rất đáng tiếc.

Ông Nguyễn Mạnh Quân: Đối với ý kiến anh Ban, tôi xin nói là hồ bùn đỏ mang tính chất thủy lợi nhiều hơn, nhưng có tính chất nhạy cảm với môi trường lớn. Do đó, chúng tôi đã thiết lập một ủy ban gồm các chuyên gia về thủy lợi. Ngoài ra, Chính phủ còn cho thuê một đơn vị tư vấn nước ngoài làm công tác thẩm định cho yên tâm, dù tốn tiền hơn một chút. Đây là công tác tái thẩm định. Sau khi có kết quả tái thẩm định này, chúng ta sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về tính an toàn của hồ bùn đỏ.

– Ông Nguyễn Văn Ban: Tôi cho là tư vấn nước ngoài là tốt nhưng họ đâu có tính được khí hậu Việt Nam có đột biến. Ta quyết được việc lựa chọn phương pháp thải nào nên thấy nguy hiểm ở thải ướt thì tránh nó đi. Họ thẩm định là cái hồ đó sẽ không vỡ thì được nhưng về khí hậu thì không thẩm định được.

– Bà Phạm Chi Lan: Tôi cũng tán thành ý kiến anh Ban và cũng muốn nói rằng các ý kiến của nhân sĩ đưa ra rất hợp lý, họ mong muốn thành lập một hội đồng thẩm định độc lập để những người có tâm huyết công tâm tham gia chứ không đẩy hết trách nhiệm về Bộ Công Thương.

Tất nhiên khi Bộ Công Thương lựa chọn đã rất tin tưởng vào họ nhưng còn những người khác ban ngành khác nữa. Tôi cho rằng thuê nước ngoài có những cái mạo hiểm vì họ không hiểu điều kiện của VN. Không phải cái gì nước ngoài cũng giỏi hơn chúng ta.

Chúng ta đã có nhiều ví dụ, nhiều dự án cụ thể sử dụng chuyên gia, nhà thầu nước ngoài đã không đem đến kết quả như mong muốn. Có phải cái gì yếu tố nước ngoài cũng tốt đâu. Ai mà biết sau khi cầu khánh thành sau 2 giờ một trận mưa đã xảy ra sự cố. Bao nhiêu lần chúng ta nói trận mưa lịch sử, trận lụt lịch sử, trận bão lịch sử, bao nhiêu cái lịch sử chúng ta gánh chịu mà có dự báo nào đưa ra đúng đâu.

Điều kiện khí hậu Việt Nam rất khác mà không phải các tổ chức nước ngoài hiểu hết được. Nên chăng cần trưng cầu các ý kiến và kêu gọi sự đóng góp của nhiều người có trách nhiệm tham gia. Chúng tôi góp ý cũng chỉ mong muốn mọi điều tốt đẹp hơn để sau này con cháu chúng ta không phải gánh chịu những hậu quả, rủi ro…

– Dự án có vị trí chiến lược và vô cùng thiết yếu, vậy TKV có thể nói những điều gì về ấn đề này để nhân dân vững tin? (Nam Ledac, 47 tuổi, Ledacnam@gmail.Com)

Ông Nguyễn Mạnh Quân: Tây Nguyên có vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng. Hiện nay dự án do Việt Nam làm chủ đầu tư, nhà thầu nước ngoài chỉ thực hiện gói thầu theo hợp đồng đã ký kết, thời hạn xây dựng dự án ở Tân Rai là 2 năm, sau đó nhà thầu sẽ phải rút về nước.

Dự án ở Nhân Cơ, chủ đầu tư là tập đoàn, nòng cốt là một công ty quốc phòng. Vấn đề này đã được đặt ra, bàn cãi kỹ, Chính phủ đã chỉ đạo rất cụ thể, giao Bộ Công an giám sát việc người lao động thực hiện công việc tại Việt Nam. Với Tân Rai tôi thấy dự án thực hiện rất tốt, chưa có vấn đề gì xảy ra. Muốn phát triển kinh tế xã hội, người nước ngoài tham gia đầu tư là không tránh khỏi. Vấn đề là chúng ta phải giám sát, không vì thế mà sợ hãi rồi kìm hãm sự phát triển.

Các dự án đặt ở Tây Nguyên khi thỏa thuận đầu tư đều phải thông qua Bộ Quốc phòng, nếu ảnh hưởng đến phòng thủ thì Bộ Quốc phòng gạt ra, nếu được thì Bộ Tài nguyên Môi trường mới xem xét. Hoặc Bộ Nông nghiệp phải xác nhận dự án không nằm trong rừng phòng hộ, rừng tự nhiên. Luật khoáng sản quy định rất chặt chẽ điều này.

{flvremote}http://118.69.251.8/MediaStore/Video/2010/10/28/Phong%20van%20TT%20Nguyen%20Van%20Cuong%20-%20Bo%20xit(1).flv-time(1).flv{/flvremote}

– Dự án này có vị trí quan trọng trong an ninh quốc phòng, nếu chiến tranh xảy ra, không loại trừ khả năng kẻ địch có thể khủng bố phá vỡ đập và bể chứa để hủy hoại đất nước ta. Vậy chúng ta đã lường tới giả thiết này chưa và đã có sẵn phương án đề phòng khủng bố chưa? Hạn chế và khắc phục thế nào (Nguyễn Mạnh Quân, 47 tuổi, Hà Nội)

Ông Nguyễn Mạnh Quân: Nếu có chuyện gì xảy ra, hậu quả của nó cũng tương tự như là động đất. Chính vì vậy, tôi đã có chỉ đạo đối với chủ đầu tư đánh giá hậu quả của nó. Tất nhiên chúng ta phải có sự đề phòng.

Ông Nguyền Thanh Liêm: Tôi cũng đồng ý với ý kiến của anh Quân. Thực ra chiến tranh thì cũng giống như động đất. Đây là vấn đề lo ngại nhất vì nguy cơ vỡ hồ bùn đỏ. Theo chỉ đạo của Chính phủ, TKV đang tính trước để ứng phó từng tình huống, tổ chức diễn tập và đưa ra giải pháp chống lan tỏa, chuẩn bị khối bê tông, bao cát để chống vỡ đập.

– Thưa ông Nguyễn Mạnh Quân, trong khi Quốc hội và người dân Việt Nam còn đang mang nhiều lo lắng về dự án bô xít tại Tây Nguyên và đang kiến nghị dừng dự án thì TKV và Bộ Công Thương lại thúc tiến độ dự án. Phải chăng, TKV và Bộ Công Thương muốn đẩy dự án bô xít vào tình huống không thể dừng? (Pham Viet Bac, 47 tuổi, Bph@jaccar.Net)

Ông Nguyễn Mạnh Quân

Ông Nguyễn Mạnh Quân

Ông Nguyễn Mạnh Quân: Điều này không có gì mâu thuẫn cả. Kiểm tra giám sát đảm bảo dự án được thực hiện đúng tiến độ. Có người nói rằng cố tình xây dựng để đặt sự việc vào đã rồi, thực ra không phải. Nếu dự án xây xong mà không an toàn thì cũng phải dừng lại.

– Ông Nguyễn Văn Ban: Tôi nghĩ là mấy cái hồ bùn đỏ là vấn đề nhức nhối, nên có một hội đồng thẩm định quốc gia thẩm tra lại, gồm các chuyên gia đầu ngành. Nếu thuận thì giúp cho TKV, Bộ Công Thương, Chính phủ và dư luận an tâm. Nếu hội đồng đó thấy còn khiếm khuyết cái gì thì bổ sung, còn thấy rủi ro lớn thì kiến nghị thêm để sửa đổi. Đó là giải pháp tốt nhất. Còn bây giờ Bộ Công Thương nói làm tốt nhưng chưa có hội đồng xem xét đánh giá đến nơi đến chốn thì dư luận người ta vẫn chưa yên tâm.

– Bà Phạm Chi Lan: Tôi cho rằng nếu thực sự cầu thị, đặc biệt là sau chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương nên cho dừng dự án lại để rà soát các vấn đề, chứ không nên nói rằng đang tiếp tục đẩy nhanh dự án. Nói như vậy, người ta có quyền hiểu là cơ quan chức năng và chủ đầu tư đang cố tình đẩy nhanh dự án để thành chuyện đã rồi, không sửa được nữa.

– Trong khi khai thác bauxite ở Tây Nguyên có rất nhiều công nhân và kỹ sư Trung Quốc sang làm việc và họ sẽ lấy vợ sinh con và định cư ở đó thì Bộ Công Thương giải quyết vấn đề này thế nào? (Vuvanhue778, 38 tuổi, Vuvanhue778@vnn.Vn)

Ông Nguyễn Thanh Liêm: Dự án Tân Rai đã triển khai được hơn 2 năm. Theo báo cáo của địa phương, chưa xảy ra trường hợp nào ở khu vực dự án có người Trung Quốc lấy vợ Việt Nam. Trường hợp bạn nêu cũng có thể xảy ra trong tương lai nhưng các trường hợp người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam vẫn phải tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Cho cháu hỏi nếu vẫn khai thác bô xít như lời các bác nói thì đồng bào Tây Nguyên sẽ được những gì? Nếu sự cố xảy ra, có ai chịu cùng với đồng bào không? Mong các bác trả lời cho thỏa lòng những người dân như tụi cháu. (Nguyễn Phước Vinh, 26 tuổi, Lâm Đồng)

Ông Nguyễn Mạnh Quân: Lợi ích cụ thể của dự án Nhân Cơ như sau:
– Nộp ngân sách: 940 tỷ đồng/năm (trong đó ngân sách trung ương là 781 tỷ đồng/năm; địa phương là 159 tỷ đồng/năm)
Tính cho cả đời dự án (30 năm) đóng góp vào ngân sách Nhà nước:
+ Phí môi trường (30.000 đ/tấn) : 3.210 tỷ đồng.
+ Chi phí phục hồi hoàn thổ : 345 tỷ đồng.
+ Thuế tài nguyên 7% : 187 tỷ đồng.
+ Thuế thu nhập doanh nghiệp : 4.081,8 tỷ đồng.
+ Thuế xuất khẩu (20%) : 22.004 tỷ đồng.
– Tái tạo đất và tăng hiệu quả sử dụng đất: lợi nhuận bình quân khoảng 10,7 tỷ đồng/ha/năm (cà phê 40,0 triệu đồng/ha.năm, nếu tính 5 năm tương ứng thời gian hoàn nguyên đất thì doanh thu cà phê là 400,0 triệu đồng/ha).
– Giải quyết công ăn, việc làm: 1.350 lao động của dự án và trên 12.000 lao động cho các ngành dịch vụ khác.

‘Dự án thực hiện chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước. Chủ đầu tư là DN nhà nước; dự án nhận được sự đồng tình và ủng hộ của Đảng bộ, chinh quyền và đặc biệt là đông đảo đồng bào khu vực Tây Nguyên, vì vậy, nếu sự cố xảy ra, Đảng và Nhà nước chắc chắn sẽ cùng chia sẻ như đã từng chia sẻ khi đồng bào gặp hoạn nạn như lũ lụt miền Trung vừa qua.

– Tại sao không thể ngưng dự án khi có quá nhiều ý kiến phản đối? Nếu chúng ta ngưng dự án thì sẽ được gì, mất gì? Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam liệu đã cần phải khai thác Bô xít chưa? (Hoàng Văn Thư, 33 tuổi, Bắc Kạn)

Ông Nguyễn Mạnh Quân: Tôi trân trọng, chia sẻ và hiểu được sự lo lắng cũng như các ý kiến phản biện của xã hội. Đúng là nên và phải ngưng dự án nếu chưa an tâm về hiệu quả kinh tế-xã hội và đặc biệt là an toàn môi trường; nhưng nếu dự án khả thi về kinh tế-an toàn về môi trường thì vẫn nên tiếp tục.

Tôi là người trong cuộc, có thời gian dài tìm hiểu, nghiên cứu và tham gia chỉ đạo các dự án bô xít Tây Nguyên, tham gia các Hội đồng thẩm định hiệu quả kinh tế cũng như thiết kế hồ bùn đỏ. Trên cơ sở kết quả thẩm định, các biện pháp bổ sung đang thực hiện, tôi đánh giá và tự tin dự án khả thi về kinh tế; an toàn về môi trường. Sự cố Hungary là sự cảnh báo nghiêm trọng; nhưng vấn đề là biết rút kimh nghiệm kịp thời từ sự cố trên để làm tốt hơn, an toàn hơn.

– Xin hỏi ông Nguyễn Mạnh Quân, Ông nghĩ gì về ý kiến để dành cho con cháu, bô xít chưa khai thác thì vẫn còn đó, sau này các thế hệ sau có đủ công nghệ kĩ thuật sẽ làm tốt hơn?

Ông Nguyễn Mạnh Quân: Tôi cũng muốn đặt vấn đề tại sao ta phải để dành tài nguyên bô xít khi Tây Nguyên đã và đang là địa bàn kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc Tây Nguyên còn nghèo? Nếu chỉ trông chờ vào nông nghiệp thì khó thoát nghèo trong khi Tây Nguyên có lợi thế về bô xít. Chúng ta đã có đủ điều kiện để khai thác nguồn tài nguyên này một cách có hiệu quả và đảm bảo an toàn môi trường.

Thế giới đã thực hiện việc khai thác, chế biến bô xít hàng trăm năm nay. Chúng ta có đủ điều kiện và khả năng để tiếp thu công nghệ-kỹ thuật của thế giới, đã có thời gian chuẩn bị khá lâu, kỹ lưỡng và có bước đi thận trọng. Vì vậy, việc phát triển ngành công nghiệp bô xít nhôm tại Tây Nguyên bây giờ (tuy đã muộn) không chỉ vì hiệu quả kinh tế xã hội mà còn là trách nhiệm của chúng ta đối với đồng bào Tây Nguyên.

– Nước Mỹ có trữ lượng dầu mỏ rất lớn, nhưng họ vẫn mang USD mua dầu từ OPEC về sử dụng, để dành tài nguyên cho đời sau… Và như ông Đặng Hùng Võ đã nói “Hãy để con cháu chúng ta đủ tài, đủ lực gánh vác trọng trách này (khai thác bô xit với công nghệ sạch). Đề nghị các vị cho biết quan điểm của mình?

Ông Nguyễn Mạnh Quân: Chúng ta không thể phủ nhận một điều là trình độ khoa học công nghệ, tiềm năng kinh tế của VN và Mỹ có sự khác biệt lớn. Mỹ là quốc gia số 1 thế giới về kinh tế, VN vẫn còn là nước nghèo. Việc khai thác lợi thế về khoáng sản bô xít ở khu vực Tây Nguyên để phát triển kinh tế xã hội Tây Nguyên là nhu cầu cấp thiết và thực tế. Chủ trương này đã được Đảng và Chính phủ thông qua.
Chúng ta đã có thời gian khá dài chuẩn bị cho dự án Tân Rai (10 năm), đã nghiên cứu khảo sát nhiều đợt ở nước ngoài, một số đối tác nước ngoài. Các nhà sản xuất nhôm lớn của thế giới mong muốn hợp tác với chúng ta. Dự án được sự chỉ đạo sát sao của Đảng, Chính phủ, được sự ủng hộ của Chính quyền và đồng bào dân tộc Tây Nguyên, được thẩm tra kỹ lưỡng về hiệu quả kinh tế và độ an toàn của hồ bùn đỏ. Đến nay, chúng ta đã đủ tự tin và đủ điều kiện để thực hiện và gánh vác trọng trách này.

Chúng tôi ý thức rằng sẽ là thiếu trách nhiệm với đồng bào Tây Nguyên nếu không dũng cảm, quyết đoán tận dụng cơ hội để triển khai dự án đảm bảo hiệu quả kinh tế xã hội và an toàn môi trường, góp phần giúp Tây Nguyên nhanh thoát nghèo. Tuy nhiên, chúng tôi cũng sẽ có tội lớn với đất nước nếu không đảm bảo hiệu quả kinh tế và môi trường. Đây là áp lực rất lớn lên chủ đầu tư cũng như những tổ chức, cá nhân đang tham gia vào việc phát triển ngành công nghiệp bô xít nhôm.

Tôi mong muốn nhận được sự sẻ chia và đồng cảm của xã hội về vấn đề này. Trong sản xuất kinh doanh, thắng lợi chỉ đến với những người biệt chớp thời cơ, quyết đoán, dũng cảm nhưng phải có sự tự tin, có cơ sở khoa học tin cậy.

Kỳ Duyên

Nguồn VNEXPRESS