– Hỏi: ĐBQH phải có những tiêu chuẩn nào?
– Trả lời: ĐBQH là những người đáp ứng được những tiêu chuẩn sau đây:
1. Trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh;
2. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp luật;
3. Có trình độ và năng lực thực hiện nhiệm vụ ĐBQH, tham gia quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước;
4. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, được nhân dân tín nhiệm;
5. Có điều kiện tham gia các hoạt động của QH.
– Hỏi: Xin cho biết việc giới thiệu người ứng cử ĐBQH của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương được tiến hành như thế nào?
– Trả lời: Việc giới thiệu người ứng cử ĐBQH của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương được tiến hành như sau:
1. Ban lãnh đạo tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội dự kiến người của tổ chức mình ứng cử ĐBQH, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của Hội nghị cử tri (HNCT) nơi người đó công tác. Trên cơ sở ý kiến của HNCT, Ban lãnh đạo tổ chức hội nghị Ban Thường vụ mở rộng hoặc Đoàn Chủ tịch mở rộng để thảo luận, giới thiệu người của tổ chức mình ứng cử ĐBQH;
2. Ở cơ quan Nhà nước thì Ban lãnh đạo cơ quan phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn (BCHCĐ) cơ quan dự kiến người của cơ quan mình ứng cử ĐBQH, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của HNCT nơi người đó công tác. Trên cơ sở ý kiến của HNCT, Ban lãnh đạo cơ quan tổ chức hội nghị gồm lãnh đạo cơ quan, BCHCĐ, đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc để thảo luận, giới thiệu người của cơ quan mình ứng cử ĐBQH;
3. Ở đơn vị vũ trang nhân dân thì lãnh đạo, chỉ huy đơn vị dự kiến người của đơn vị mình ứng cử ĐBQH, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của HNCT nơi người đó công tác. Trên cơ sở ý kiến của HNCT, lãnh đạo, chỉ huy đơn vị tổ chức hội nghị gồm lãnh đạo, chỉ huy đơn vị, đại diện BCHCĐ (nếu có), đại diện quân nhân và chỉ huy cấp dưới trực tiếp để thảo luận, giới thiệu người của đơn vị mình ứng cử ĐBQH.
– Hỏi: Đối với việc giới thiệu người ứng cử ĐBQH của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương thì được tổ chức thế nào?
– Trả lời: Các bước của công việc này được tiến hành như sau:
1. Ban lãnh đạo tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội dự kiến người của tổ chức mình ứng cử ĐBQH, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của HNCT nơi người đó công tác. Trên cơ sở ý kiến của HNCT, Ban lãnh đạo tổ chức hội nghị Ban Thường vụ mở rộng để thảo luận, giới thiệu người của tổ chức mình ứng cử ĐBQH;
2. Ở cơ quan Nhà nước thì Ban lãnh đạo cơ quan phối hợp với BCHCĐ cơ quan dự kiến người của cơ quan mình ứng cử ĐBQH, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của HNCT nơi người đó công tác. Trên cơ sở ý kiến của HNCT, Ban lãnh đạo cơ quan tổ chức hội nghị gồm lãnh đạo cơ quan, BCHCĐ, đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc để thảo luận, giới thiệu người của cơ quan mình ứng cử ĐBQH;
3. Ở đơn vị lực lượng vũ trang thì lãnh đạo, chỉ huy đơn vị dự kiến người của đơn vị mình ứng cử ĐBQH, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của HNCT nơi người đó công tác. Trên cơ sở ý kiến của HNCT, lãnh đạo, chỉ huy đơn vị tổ chức hội nghị gồm lãnh đạo, chỉ huy đơn vị, đại diện BCHCĐ (nếu có), đại diện quân nhân và chỉ huy cấp dưới trực tiếp để thảo luận, giới thiệu người của đơn vị mình ứng cử ĐBQH.
– Hỏi: Xin cho biết cụ thể về quy định việc bỏ phiếu?
Việc bỏ phiếu bắt đầu từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối. Tùy tình hình địa phương, Tổ BC có thể quyết định cho bắt đầu sớm hơn nhưng không được trước 5 giờ sáng hoặc kết thúc muộn hơn nhưng không được quá 10 giờ đêm.
Trước khi bỏ phiếu, Tổ BC phải kiểm tra hòm phiếu trước sự chứng kiến của cử tri.
Mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu ĐBQH.
Cử tri phải tự mình đi bầu, không được nhờ người khác bầu thay, trừ trường hợp quy định tại Điều 59 của Luật này; khi BC phải xuất trình thẻ cử tri.
Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri; nếu cử tri vì tàn tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.
Trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, tàn tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì Tổ BC mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở của cử tri để cử tri nhận phiếu và bầu.
Khi cử tri viết phiếu bầu, không ai được xem, kể cả thành viên Tổ BC. Nếu viết hỏng, cử tri có quyền đổi phiếu bầu khác. Khi cử tri bỏ phiếu xong, Tổ BC có trách nhiệm đóng dấu “đã bỏ phiếu” vào thẻ cử tri.
Theo baokhanhhoa.com.vn