Chương trình Công tác Đội và phong trào Thiếu nhi Năm học 2012 – 2013

217

ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH

 

HỘI ĐỒNG ĐỘI TỈNH KHÁNH HÒA

* * *

Số: 520 CT/HĐĐ

Khánh Hòa, ngày 13 tháng 8 năm 2012

 

 

CHƯƠNG TRÌNH

Công tác Đội và phong trào Thiếu nhi

Năm học 2012 – 2013

——-

 

 

Căn cứ chương trình số 106CT/HĐĐTW ngày 1/8/2012 của Hội đồng Đội Trung ương về việc triển khai chương trình Công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm học 2012 – 2013;

Năm học 2012 – 2013 diễn ra trong thời điểm cả nước tiếp tục thực hiện việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; lập thành tích chào mừng Đại hội Đoàn các cấp và Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X, Hội đồng Đội tỉnh Khánh Hòa xây dựng chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm học 2012 – 2013 tập trung vào các nội dung sau:

I- TRỌNG TÂM CÔNG TÁC

1- Triển khai tốt các hoạt động chào mừng Đại hội Đoàn các cấp và Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X; tham mưu cho các cấp bộ Đoàn tổng kết, đề ra các giải pháp đẩy mạnh, nâng cao chất lượng công tác Đội và phong trào thiếu nhi trong nhiệm kỳ tới; Triển khai Nghị Quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X.

2- Hướng dẫn thiếu nhi tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Thiếu nhi Việt Nam thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy” gắn với các tiêu chí chuẩn mực đạo đức của thanh thiếu nhi. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; nâng cao hiệu quả triển khai các phong trào, cuộc vận động của Đội.

3- Xây dựng tổ chức Đội vững mạnh, triển khai hiệu quả “Chương trình rèn luyện phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh”, “Chương trình rèn luyện Đội viên” sửa đổi;nâng cao chất lượng Hội đồng Đội các cấp, chất lượng đội viên, cán bộ Chỉ huy Đội, đội ngũ cán bộ phụ trách thiếu nhi.

4- Tiếp tục triển khai Nghị quyết 06 NQ/TWĐTN, Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương Đoàn khoá IX về “Tăng cường tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí cho thiếu niên, nhi đồng”; chú trọng công tác tham mưu xây dựng và phát triển hệ thống Nhà Thiếu nhi; tạo sân chơi an toàn, lành mạnh cho thiếu niên, nhi đồng. Tiếp tục thực hiện tốt công tác xã hội hoá, tham mưu cơ chế, chính sách và huy động các nguồn lực xã hội cho công tác Đội và phong trào thiếu nhi.

II- CHỦ ĐỀ NĂM HỌC

Vâng lời Bác Hồ dạy

Thi đua Nghìn việc tốt

Xây dựng Đội vững mạnh

Cùng tiến bước lên Đoàn

III- NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

1- TỰ HÀO TRUYỀN THỐNG – TIẾP BƯỚC CHA ANH.

        * Mục đích: Xây dựng các chuẩn mực đạo đức cho thiếu nhi trong thời kỳ mới nhằm giáo dục cho các em những giá trị tốt đẹp của con người và dân tộc Việt Nam; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục truyền thống, bồi dưỡng lý tưởng, giúp các em hoàn thiện nhân cách, nuôi dưỡng ước mơ, trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ; tạo môi trường thuận lợi để các em phấn đấu trở thành đoàn viên.

        * Nội dung và giải pháp:

– Triển khai rộng khắp phong trào “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ”, hướng dẫn các em xây dựng các công trình, phần việc măng non chào mừng Đại hội Đoàn các cấp, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X; tiếp tục triển khai thực hiện cuộc vận động “Thiếu nhi Việt Nam thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy’’ trong thời kỳ mới với nhiều hình thức phong phú, nhằm giáo dục cho các em tình yêu quê hương đất nước, con người và những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

– Tổ chức và nhân rộng các phong trào “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, “Đi tìm địa chỉ đỏ”, “Vì điểm tựa tiền tiêu”, “Áo lụa tặng bà”, “Những địa chỉ nghĩa tình’’, “Giúp bạn đến trường”, các hoạt động hướng về biển đảo quê hương trong các cơ sở Đội… Hướng dẫn thiếu nhi tích cực tham gia công tác “Trần Quốc Toản”; nâng cao hiệu quả triển khai phong trào “Kế hoạch nhỏ”, phong trào “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ”.

– Đổi mới nội dung, phương thức giáo dục của Đội, từng bước hiện đại hoá các nội dung, hình thức giáo dục của Đội thông qua các kênh thông tin như website, các blogs, forum, các diễn đàn trao đổi thông tin, mạng xã hội. Giới thiệu các gương anh hùng, kịp thời nêu gương điển hình tiên tiến để giáo dục thiếu nhi. Đa dạng hoá các hình thức động viên khen thưởng các tập thể và cá nhân có thành tích tốt trong rèn luyện, học tập.

– Hướng dẫn các em tham gia tích cực phong trào “Nói lời hay – làm việc tốt” gắn với các tiêu chí, chuẩn mực đạo đức cho thiếu niên, nhi đồng trong thời kỳ mới; giúp các em rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử và nâng cao ý thức kỷ luật; biết vâng lời người lớn, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy cô; Không nói tục chửi bậy, không nói trống không, gọi bạn xưng tôi, nhặt được của rơi trả lại người mất.

– Bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, tạo môi trường văn hoá, giúp thiếu nhi hình thành các giá trị nhân cách tốt đẹp; bồi dưỡng ước mơ, khát vọng vươn lên trong cuộc sống thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ, các diễn đàn “Thiếu nhi Việt Nam – Vâng lời Bác dạy”, “Tự hào truyền thống Đội ta”, “Yêu Sao, yêu Đội”, “Em là đội viên”, “Khăn quàng thắm mãi vai em”, “Tiến bước lên Đoàn”… định hướng cho các em phấn đấu trở thành người đoàn viên Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

2. LUYỆN RÈN TRI THỨC – VỮNG BƯỚC TƯƠNG LAI.

* Mục đích:Xây dựng môi trường học tập tích cực, có phương pháp, chủ động, khoa học; biết chia sẻ,giúp đỡ bạn cùng tiến bộ; tạo phong trào thi đua nhằm khuyến khích sự sáng tạo; từng bước trang bị cho các em nền tảng tri thức khoa học mới, hiện đại đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của xã hội; phù hợp với xu thế phát triển và hội nhập quốc tế.

* Nội dung và giải pháp:

– Rèn luyện ý thức, tác phong cho thiếu nhi thông qua việc thực hiện nghiêm chỉnh nền nếp học đường. Định hướng cho thiếu nhi ý thức “Học đều, học đủ, học chăm”, “Học” đi đôi với “Hành”, “Học thực chất – Thi nghiêm túc”, “Vượt khó học tốt”. Khuyến khích thiếu nhi xây dựng phương pháp học tập chủ động, sáng tạo, xây dựng ý thức tự học, tự lập, trung thực trong thi cử; tiếp tục triển khai có hiệu quả các phong trào: “Hoa điểm tốt”, “Hoa điểm 10”, “Vở sạch chữ đẹp”, “Rèn nét chữ, luyện nết người”…

– Tiếp tục triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đảm bảo tính hiệu quả, thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đơn vị;tổ chức cho các em tích cực tham gia chương trình “Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam”, cuộc vận động “Vòng tay bè bạn”, “Giúp bạn vượt khó”, “Giúp bạn tới trường – cùng hướng tới tương lai”; tích cực tham gia phòng chống bạo lực học đường.

– Phát huy hiệu quả các mô hình: “Bạn giúp bạn”, “Nhóm học tập”, “Đôi bạn cùng tiến”, phân công giúp đỡ các bạn học yếu, các bạn có hoàn cảnh khó khăn vươn lên cùng học tốt. Duy trì mô hình hoạt động của các câu lạc bộ học tập: Câu lạc bộ “Toán học”, “Tin học”, “Ngoại ngữ”, “Nhà sử học nhỏ tuổi”, “Nhà khoa học tương lai”…; đa dạng hóa hình thức sinh hoạt của các câu lạc bộ, tổ chức các diễn đàn, tọa đàm, hội thi, dã ngoại…

– Khuyến khích thiếu nhi tích cực, chủ động trang bị những kiến thức về ngoại ngữ, tin học; định hướng cho các em tiếp cận sử dụng Internet phục vụ nhu cầu học tập, giải trí lành mạnh thông qua các kênh thông tin, mạng xã hội…; tổ chức tốt các cuộc thi “Sáng tạo dành cho thanh thiếu nhi”, “Tin học trẻ”, “Hành trình khoa học”, “Em yêu khoa học”, “Ngày hội khám phá Internet”…

– Sử dụng đúng mục đích và phát huy tốt các quỹ học bổng:”Vì bạn nghèo”, “Thiếu nhi nghèo vượt khó”, “Nuôi heo đất vì bạn nghèo”…; Vận động thiếu nhi tham gia các hoạt động tình nghĩa như: “Ngôi nhà tình bạn”, “Ngôi nhà khăn quàng đỏ”, “Vì bạn nghèo hiếu học”, “Hũ gạo tình thương”, “Tấm áo tặng bạn”, “Xe đạp giúp bạn đến trường” … Tổ chức các hoạt động giao lưu, kết nghĩa, vận động các nguồn lực xã hội giúp đỡ thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn.

3. VUI KHỎE AN TOÀN – LÀM NGHÌN VIỆC TỐT.

* Mục đích: Phát triển và nhân rộng các mô hình, hoạt động vui chơi giải trí cho thiếu nhi; giáo dục và rèn luyện cho các em kỹ năng thực hành xã hội, giúp các em hiểu rõ hơn những giá trị đạo đức truyền thống, trang bị kiến thức, rèn luyện phẩm chất, tình cảm nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế; tạo cho các em kỹ năng ứng xử tích cực, cần thiết để có cuộc sống an toàn, khỏe mạnh và hiệu quả.

* Nội dung và giải pháp:

– Tiếp tục triển khai, tổ chức nhân rộng các mô hình giáo dục kỹ năng thực hành xã hội cho thiếu nhi như “Học kỳ quân đội”, Trại hè “Rèn kỹ năng”, “Học từ thiên nhiên”, “Học từ làng nghề”, “Học từ dân gian”, “Kỳ học màu xanh”, “Anh hùng đất Việt”… phù hợp với điều kiện từng địa phương, đơn vị. Khuyến khích các hoạt động giao lưu, kết nghĩa giữa thiếu nhi đô thị với thiếu nhi vùng sâu vùng xa, vùng kinh tế khó khăn. Tăng cường giáo dục kỹ năng tự bảo vệ mình, kỹ năng về giới tính, sức khoẻ sinh sản, phòng chống tai, tệ nạn xã hội, tai nạn thương tích, đặc biệt là ý thức chấp hành Luật lệ giao thông, phòng chống tai nạn duối nước và bạo lực học đường… cho thiếu nhi.

– Tiếp tục thực hiện các phong trào, cuộc vận động “Vì màu xanh quê hương”, “Trường em xanh – sạch – đẹp”, “Ngày thứ bảy tình nguyện”, “Ngày chủ nhật xanh”… xây dựng môi trường học đường thân thiện, không bạo lực; động viên thiếu nhi tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, chú trọng giáo dục ý thức trách nhiệm trong phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu; giữ gìn vệ sinh trường học, đường làng ngõ xóm, tham gia tu sửa, bảo tồn các di tích lịch sử văn hóa, nghĩa trang liệt sỹ tại địa phương.

– Phát triển các câu lạc bộ văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, sáng tác thơ văn tuổi học trò… tạo môi trường an toàn, lành mạnh để thiếu nhi phát triển năng khiếu, bồi dưỡng ươm mầm tài năng nhỏ tuổi. Tổ chức trại sáng tác thơ văn tuổi học trò; duy trì tốt hoạt động các câu lạc bộ: “Quyền trẻ em”, “Những cây bút nhỏ tuổi”, câu lạc bộ “Phóng viên nhỏ’’, “Đội phát thanh măng non”, “Đội tuyên truyền măng non”… tạo môi trường cho thiếu nhi thể hiện, nói lên tiếng nói của chính các em trong các hoạt động Đội ở cơ sở.

– Tiếp tục chỉ đạo nghiên cứu, chuẩn hóa, nhân rộng các mô hình hay, cách làm tốt trong tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho thiếu nhi. Tiếp tục tham mưu triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 06 Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa IX về tăng cường tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho thiếu niên nhi đồng, tham mưu cơ chế chính sách; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị và tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh cho thiếu nhi.

– Phối hợp với các Sở, ban ngành, đoàn thể tham mưu xây dựng các văn bản, chính sách pháp luật, vận động nguồn lực, tham gia kiểm tra giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật đối với các quyền vui chơi, giải trí của thiếu nhi.

4. XÂY DỰNG ĐỘI VỮNG MẠNH – CÙNG TIẾN BƯỚC LÊN ĐOÀN.

* Mục đích:Quan tâm bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Chỉ huy Đội, nâng cao chất lượng đội viên, Sao nhi đồng; từng bước đổi mới nội dung, hình thức hoạt động phù hợp với điều kiện vui chơi, học tập của thiếu nhi, phát huy tính chủ động, sáng tạo của thiếu nhi trong tham gia hoạt động Đội. Củng cố hệ thống tổ chức và xây dựng đội ngũ cán bộ Hội đồng Đội các cấp.

* Nội dung và giải pháp:

a- Công tác nhi đồng:

– Đa dạng hoá các hình thức sinh hoạt Sao thông qua đổi mới nội dung hoạt động Sao nhi đồng theo chủ đề, chủ điểm năm học, gắn với các vấn đề về giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh công cộng, nếp sống học đường cho nhi đồng. Áp dụng phương pháp “Trẻ với trẻ”, phương pháp “Cùng tham gia”, kết hợp với các giáo cụ trực quan hỗ trợ tạo sự sinh động cho các buổi sinh hoạt Sao.

– Chú trọng tới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ phụ trách Sao nhi đồng. Triển khai có hiệu quả Chương trình “Dự bị đội viên”; chuẩn hoá các danh hiệu thi đua theo chương trình “Dự bị đội viên”. Nâng cao chất lượng hoạt động của Sao tự quản trong học tập, vui chơi, sinh hoạt…

– Tăng cường công tác phối hợp giữa Tổng phụ trách Đội và giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc tổ chức các hoạt động dành cho Sao nhi đồng. Duy trì các cuộc thi: “Búp măng xinh”, “Sao nhi đồng chăm ngoan”, “Em là phụ trách Sao”, “Ai tài – Ai khéo”, “Sao vui của em”, “Tuổi nụ, tuổi hoa”… tạo sân chơi, bồi dưỡng kiến thức, giúp các em làm quen với Nghi thức Đội.

b- Công tác đội viên:

– Triển khai thực hiện Chương trình Rèn luyện Đội viên sửa đổi, sổ đội viên, đảm bảo tính khoa học, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi và thực tiễn tình hình phát triển kinh tế – chính trị – xã hội của địa phương. Đổi mới phương thức sinh hoạt Đội theo hướng thiết thực, phù hợp, phát huy tinh thần tự quản và quyền tham gia trong các hoạt động Đội.

– Đẩy mạnh các hoạt động giáo dục, rèn luyện kỹ năng thực hành xã hội, nâng cao chất lượng đội viên gắn với các phong trào, các đợt thi đua chào mừng Đại hội Đoàn các cấp tiến tới Đại hội Đoàn toàn quốc lần lần thứ X. Quan tâm tới công tác kết nạp đội viên mới, đảm bảo về chất lượng và số lượng nhằm xây dựng lớp đội viên mới nhận dịp Đại hội Đoàn các cấp.

– Làm tốt công tác phân loại đội viên lớn, tập trung giúp đỡ, bàn giao đội viên đã trưởng thành để tiếp tục bồi dưỡng, phát triển đoàn viên.

c- Công tác xây dựng Ban Chỉ huy Liên, Chi đội:

– Quan tâm lựa chọn lực lượng cán bộ Chỉ huy Liên, Chi đội; Duy trì tốt nề nếp sinh hoạt, hoạt động của các câu lạc bộ “Chỉ huy Đội”. Định kỳ theo năm học, tổ chức các đợt tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ, kiến thức cho đội ngũ Chỉ huy Đội, giúp các em làm quen với tổ chức các hoạt động lớn; phát huy vai trò tự nguyện, tự quản, tính chủ động, sáng tạo trong mỗi cán bộ Chỉ huy Đội.

– Tuyên dương, khen thưởng, nhân rộng các gương điển hình Chỉ huy Đội giỏi thông qua các giải thưởng, các hình thức động viên cụ thể, tạo động lực cho các em tích cực tham gia công tác Đội và phong trào thiếu nhi. Tổ chức các cuộc thi: “Chỉ huy Đội giỏi”, “Phụ trách Sao giỏi”, Liên hoan “Gặp mặt chỉ huy Đội giỏi” các cấp; “Thủ lĩnh trẻ tương lai”, “Lãnh đạo trẻ tương lai”… qua đó bồi dưỡng kỹ năng, động viên, tuyên dương những gương Chỉ huy Đội tiêu biểu.

– Quan tâm tới công tác xây dựng, thành lập các Liên đội, chi đội trong trường Quốc tế, trường dân lập trên các địa bàn thành phố, khu công nghiệp, khu chế xuất.

d- Công tác thiếu nhi ở địa bàn dân cư:

– Tích cực tham mưu cho cấp uỷ Đảng, chính quyền trong việc đầu tư cơ sở vật chất và xây dựng các tụ điểm vui chơi cho thiếu nhi ở cấp xã phường; tổ chức tốt các hoạt động vui chơi, giải trí cho thiếu nhi trong dịp hè, Quốc tế thiếu nhi 1/6 và Tết trung thu.

– Tiếp tục nhân rộng các mô hình hoạt động Đội và thiếu nhi có hiệu quả ở địa bàn dân cư như: Câu lạc bộ sở thích, Đội tuyên truyền măng non, Tiếng kẻng học tập, Câu lạc bộ ông – bà – cháu… nhằm tăng cường công tác giáo dục kỹ năng, giáo dục lối sống, nếp sống văn hóa, văn minh, đảm bảo cho các em được trang bị đầy đủ những kiến thức cơ bản về các kỹ năng thực hành xã hội.

– Hoàn thiện cơ chế, chỉ đạo, hướng dẫn hệ thống các Nhà Thiếu nhi, chuẩn hóa các tiêu chí cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, phát huy vai trò của các đơn vị cấp tỉnh trong hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị cấp cơ sở, tổ chức các hoạt động giao lưu, đưa các sân chơi lưu động đến với thiếu nhi vùng sâu, xa, dân tộc miền núi.

– Tham mưu xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ cho đội ngũ cán bộ Đoàn làm công tác Đội ở cơ sở. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, nghiệp vụ, tiến hành chọn cử phân công cán bộ, đoàn viên nhiệt tình, có kỹ năng tham gia phụ trách công tác thiếu nhi ở địa bàn dân cư.

5. KHĂN HỒNG TÌNH NGUYỆN – CHẮP CÁNH YÊU THƯƠNG.

* Mục đích:Tham mưu thực hiện tốt cơ chế, chính sách cho đội ngũ cán bộ phụ trách Đội. Phối hợp xây dựng và hoàn thiện Điều lệ Hội thi Giáo viên – Tổng phụ trách Đội giỏi các cấp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ phụ trách Đội giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, nhiệt tình, yêu trẻ; đa dạng hoá các hình thức đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ phụ trách Đội.

* Nội dung và giải pháp:

a- Nâng cao chất lượng đội ngũ phụ trách thiếu nhi:

– Xây dựng và tổ chức có hiệu quả hoạt động của các câu lạc bộ “Phụ trách thiếu nhi”, Câu lạc bộ “Phụ trách giỏi”; mô hình “Liên đội phụ trách “, “Những người phụ trách tình nguyện”. Triển khai có hiệu quả “Chương trình rèn luyện phụ trách Đội”; bình chọn, giới thiệu các gương phụ trách xuất sắc đề nghịxét trao giải thưởng “Cánh én hồng”.

– Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng đạo đức, chính trị, lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm của Đội ngũ giáo viên – Tổng phụ trách Đội; thường xuyên cập nhật thông tin mới giúp đội ngũ giáo viên phụ trách Đội có đủ kỹ năng, phương pháp tiếp cận đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của thiếu nhi và thực tiễn công tác Đội và phong trào thiếu nhi.

– Duy trì tốt sự phối hợp giữa ngành Giáo dục và Hội đồng Đội các cấp trong công tác bổ nhiệm, thực hiện chế độ, chính sách cho đội ngũ giáo viên – Tổng phụ trách Đội. Quan tâm các hình thức tuyên dương, tôn vinh và nhân rộng các tấm gương phụ trách Đội nhiệt tình yêu trẻ, có nhiều đóng góp đối với công tác Đội và phong trào thiếu nhi. Chú trọng tới công tác phát triển Đảng và chăm lo quyền lợi chính trị cho đội ngũ phụ trách Đội.

b- Nâng cao năng lực hoạt động của Hội đồng Đội các cấp:

– Tiếp tục củng cố, tham mưu xây dựng Hội đồng Đội các cấp nhiệm kỳ mới; phát huy vai trò của các đồng chí ủy viên Hội đồng Đội được cơ cấu tại các ban, ngành; quan tâm đào tạo, chuẩn hoá chức danh đội ngũ cán bộ Hội đồng Đội cấp quận, huyện.

– Tiếp tục tham mưu thành lập và nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng Đội cấp xã. Tăng cường cơ sở vật chất, hướng dẫn hoạt động và các nguồn lực đảm bảo cho Hội đồng Đội cấp xã hoạt động hiệu quả.

– Quy hoạch lực lượng cán bộ làm công tác Đội, đảm bảo giới thiệu nhân sự cho Đoàn trong kỳ Đại hội các cấp. Tăng cường công tác tập huấn nâng cao nghiệp vụ công tác Đội; thường xuyên cập nhật thông tin mới; cung cấp cho cho phụ trách những kỹ năng hoạt động Đội cơ bản, đủ năng lực tiếp cận thiếu nhi.

IV- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1- Cấp tỉnh.

– Chỉ đạo, hướng dẫn Hội đồng Đội các huyện, thị, thành phố triển khai chương trình năm học; tiếp tục triển khai Nghị quyết 06 của BCH Trung ương Đoàn khoá IX về “Tăng cường tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho thiếu niên, nhi đồng” trong các cơ sở Đội.

– Triển khai các hoạt động chào mừng Đại hội Đoàn các cấp tiến tới Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X. Triển khai Nghị quyết Đại Hội Đoàn toàn Quốc lần thứ X các nội dung về công tác chăm sóc, giáo dục thiếu nhi và xây dựng Đội vững mạnh giai đoạn 2012 – 2017.

– Tiếp tục phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan làm tốt công tác tham mưu cho Tỉnh Uỷ, UBND tỉnh ban hành các chính sách liên quan tới công tác thiếu nhi; khai thác có hiệu quả các nguồn lực đảm bảo cho việc thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng.

– Phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai Điều lệ Hội thi Giáo viên – Tổng phụ trách Đội giỏi các cấp; Thông tư Liên tịch số 23 sửa đổi.

– Phối hợp với các Sở, ban, ngành triển khai chương trình, các cuộc thi viết, vẽ, tìm hiểu, tập huấn, … do cấp trên phát động.

* Một số hoạt động triển khai đồng loạt tại cơ sở:

­-Tổ chức “Ngày Hội thiếu nhi Việt Nam” nhân dịp Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6

-Tổ chức “Đêm hội Trăng rằm” nhân dịp Tết Trung thu ở tất cả các cơ sở Đội trong toàn tỉnh vào tối 14/8 âm lịch.

– Tổ chức Chương trình “Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam”.

– Tổ chức Hội thi phụ trách Sao giỏi.

– Tổ chức thi viết, vẽ, tìm hiểu, tập huấn, Liên hoan Đội Tuyên truyền măng non về: Biển đảo quê hương, Bảo vệ môi trường, An toàn giao thông, phòng chống suy dinh dưỡng, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống ma túy…

* Một số hoạt động tập trung cấp tỉnh:

­- Tổ chức Hội thi phụ trách Sao giỏi.

– Tổ chức Liên hoan gặp mặt tuyên dương Giáo viên – Tổng phụ trách Đội tiêu biểu.

– Tổng kết công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm học 2012 – 2013; Triển khai chương trình năm học 2013 – 2014.

2- Cấp huyện.

– Căn cứ Chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm học2012 – 2013 của Hội đồng Đội tỉnh, Hội đồng Đội các huyện, thị, thành phố chủ động xây dựng Chương trình năm học cụ thể, thiết thực, phù hợp với tình hình, đặc điểm của địa phương.

– Tổ chức phát động chủ đề năm học 2012 – 2013 gắn với Ngày hội khai trường

– Có nội dung thi đua cho từng đợt hoạt động cao điểm, từng chương trình cụ thể gắn với tiêu chí thi đua năm học do Hội đồng Đội tỉnh ban hành.

Các huyện, thị, thành phố nộp hồ sơ đề nghị khen thưởng, các báo cáo minh chứng, báo cáo tổng kết năm học 2012 – 2013 và phụ lục số liệu về Hội đồng Đội tỉnh trước ngày 1/6/2013 (Tính theo dấu bưu điện). Các đơn vị không đảm bảo đúng tiến độ sẽ không được bình xét thi đua.

 

 

TM. HỘI ĐỒNG ĐỘI TỈNH

CHỦ TỊCH

Nơi nhận:

– Hội đồng Đội TW ;

– Sở GD&ĐT;                                                                

– Các Ban PT Tỉnh Đoàn;

– BTV Đoàn, HĐĐ các huyện, thị, thành phố;

– Lưu VP, HĐĐ.

(đã ký)

 Nguyễn Văn Nhuận